Gần 6 tháng TP.HCM chống dịch COVID-19: ‘Thời khắc khốc liệt nhất lịch sử ngành y tế’

[ad_1]

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng – Ảnh: DUYÊN PHANChiều 30-10, Sở Y tế TP.HCM tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phòng chống dịch COVID-19 của ngành y tế TP trong đợt dịch thứ 4 tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM).Ông Tăng Chí Thượng – giám đốc Sở Y tế TP.HCM – cho biết gần 6 tháng chống dịch, TP.HCM đã có hơn 80.000 cán bộ nhân viên y tế tham gia, trong đó 25.000 nhân viên y tế từ khắp cả nước đã đến hỗ trợ, một “cuộc huy động lực lượng nhân viên y tế lớn nhất chưa từng có trong sự phát triển của ngành y tế TP.HCM”.”Đã có những đau thương, mất mát rất lớn chưa từng có trong lịch sử. Thành phố không thể nào quên” – ông Thượng chia sẻ.Nhìn tổng quan lại quá trình phòng chống dịch COVID-19 của TP, ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu – phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM – nhận định có những nguyên nhân khiến dịch phức tạp tại TP.HCM. Theo đó, công tác dự báo dịch bệnh chưa kịp chuyển đổi với diễn biến dịch chuyển biến quá nhanh tại TP, kỹ thuật và năng lực xét nghiệm RT-PCR không tương thích với tốc độ lan truyền của biến chủng Delta.Trong giai đoạn đầu, TP vẫn chọn phương án cách ly tập trung tất cả F0 dẫn đến tình trạng quá tải hệ thống cách ly và gây áp lực ngược lại cho F0. Hệ thống y tế và dự phòng không được đầu tư đúng mức dẫn đến nhiều lúc quá tải, gây tăng tỉ lệ tử vong.Việc triển khai song song chiến dịch tiêm chủng vắc xin tại TP với công tác chống dịch là hướng đi đúng đắn, nhưng vẫn bộc lộ nhiều hạn chế như chưa đảm bảo yếu tố giãn cách, công tác nhập liệu hậu tiêm chưa đồng bộ, gây khó khăn sau này. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chống dịch, tiêm vắc xin tại TP vẫn chưa hiệu quả.Theo BS Châu, đây là một đại dịch mới và chưa có tiền lệ, chưa có cách ứng xử kịp thời, đồng thời TP.HCM đông dân số, lây nhanh trong thời gian ngắn.”Bên cạnh yếu tố khách quan, một phần cũng từ nguyên nhân chủ quan, ngành y tế chưa có dự báo đầy đủ và tổ chức diễn tập trước đó. Hệ thống y tế cơ sở, y tế công cộng chưa được tư vấn đúng mức. Chưa có hệ thống thu hút chính sách của y tế tư nhân tham gia. Công nghệ thông tin ứng dụng chưa có khoa học, chưa có đồng bộ”, ông Châu cho hay.Các bác sĩ điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Trung tâm hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai điều hành ở TP.HCM – Ảnh: TỰ TRUNGTheo BS Châu, ngành y tế cần phải có một chiến lược tổng thể để phòng, chống dịch được hiệu quả, thống nhất hơn, thực hiện hiệu quả chiến lược “Mỗi phường, xã, thị trấn là pháo đài; mỗi người dân là một chiến sĩ “, trong đó ban chỉ đạo phòng, chống dịch đóng vai trò quyết định.Về việc xét nghiệm, TP triển khai theo hướng trọng tâm, khai thác thần tốc để tách F0 xử lý; phối hợp linh hoạt giữa sử dụng phương pháp xét nghiệm theo kỹ thuật RT-PCR và xét nghiệm nhanh kháng nguyên để dập dịch nhanh chóng.TP không nhất thiết phải cách ly tập trung, chỉ cách ly tập trung khi không có điều kiện cách ly tại nhà. Cho dù cách ly tại nhà hay cách ly tập trung, cách ly phải liên kết với thiết lập, điều trị và cung cấp gói thuốc ứng dụng, gói an sinh,…Đồng thời, phát huy chiến lược điều trị theo 2 trụ cột: chăm sóc F0 dựa vào cộng đồng và điều trị tại bệnh viện, triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống dịch, phát huy hiệu quả của công nghệ tư vấn, sàng lọc từ xa.Đặc biệt, phải đảm bảo độ bao phủ vắc xin đến toàn bộ người dân, ưu tiên tiêm vắc xin cho đối tượng có nguy cơ cao như thai phụ, người trên 50 tuổi, người có bệnh nền, béo phì và lực lượng chống dịch.

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post Cứu sống nữ bệnh nhân nặng 100kg nguy kịch vì COVID-19
Next post Tin COVID-19 chiều 30-10: Cả nước có 5.227 ca nhiễm, số ca cộng đồng vẫn cao với 2.293 ca