Bệnh viện tư đề nghị thu phí người mắc COVID-19

[ad_1]

Bệnh viện Quốc tế City (quận Bình Tân) tham gia điều trị COVID-19 để giảm tải cho hệ thống y tế công lập – Ảnh: NGỌC PHƯỢNGTrước đó, Bộ Y tế và TP.HCM đã kêu gọi lực lượng y tế tư nhân cùng chống dịch để giảm gánh nặng cho hệ thống công lập. Theo thống kê của Sở Y tế TP.HCM, hiện TP có khoảng 11 bệnh viện tư nhân tham gia “chia lửa” điều trị cho bệnh nhân COVID-19.Giá thuốc, vật tư cao hơn bệnh viện côngGia đình anh H.T.P. (45 tuổi, quận Tân Bình, TP.HCM) có 3 người dương tính, sau đó gia đình được cách ly và điều trị tại nhà, không may cả ba người đều có tiến triển bệnh nặng. Anh P. liên hệ với các bệnh viện công nhưng nhiều nơi đã quá tải, sau đó được biết có bệnh viện tư nhân tham gia điều trị COVID-19 trên địa bàn TP Thủ Đức. Anh P. liền liên hệ, rất nhanh chóng, cả gia đình đều được tiếp nhận và điều trị khỏi bệnh sau gần 1 tháng.Bà Lê Thị Loãn Ngọc, phó giám đốc tài chính Bệnh viện quốc tế Hoàn Mỹ Thủ Đức, cho biết hiện bệnh viện này tham gia điều trị cho 100 – 150 bệnh nhân mắc COVID-19, lượng bệnh nhân xuất viện trung bình 7 – 8 người/ngày. Tuy nhiên, đến nay các kinh phí phát sinh nằm ngoài dự toán, bệnh viện vẫn phải “gồng” để duy trì điều trị cho người bệnh COVID-19.Giá thuốc, vật tư y tế bệnh viện rất khó mua, thậm chí có thuốc đã cố gắng mua theo đúng giá của ngân sách để đảm bảo chi phí cho người bệnh hưởng. Tuy nhiên, các nhà cung cấp không đủ lượng để cung cấp cho những đơn vị thầu nên các đơn vị áp thầu không mua được.So với bình thường, lương của nhân viên y tế bệnh viện tư đã cao hơn so với công lập, nay tăng nhân lực để chăm sóc toàn diện khiến họ phải làm thêm giờ, bệnh viện phải tính toán thêm chi phí để đảm bảo phần ăn, tăng dinh dưỡng, thuê khách sạn cho nhân viên y tế ở, thuê xe trung chuyển nhân viên từ khách sạn đến bệnh viện. Các chi phí vật tư tiêu hao, trang bị đầy đủ đồ phòng hộ cấp 4, khẩu trang N95, hóa chất khử khuẩn… để đảm bảo an toàn cho nhân viên. Chi phí xét nghiệm định kỳ để tầm soát và điều trị cho nhân viên nếu chẳng may bị lây nhiễm chéo. Các chi phí liên quan đến các nhà cung cấp dịch vụ đều tăng lên và hiện bệnh viện đang chi trả các khoản này.”Trước đây số lượng vật tư, máy móc của bệnh viện không sử dụng nhiều, khi chuyển đổi bắt buộc bệnh viện phải trang bị thêm. Thực tế bệnh viện đã đầu tư thêm bồn oxy lỏng, mua mới 5 máy thở chức năng cao, 5 máy HFNC, máy lọc thận liên tục và lọc thận chu kỳ”, bà Ngọc cho biết thêm.Bệnh viện tư điều trị COVID-19 có thể đóng cửaÔng Đặng Văn Thanh, tổng giám đốc Bệnh viện Đa khoa Nam Sài Gòn (huyện Bình Chánh), cho biết thêm khi bệnh viện chuyển đổi toàn bộ công năng để điều trị COVID-19 tức là chấp nhận rủi ro và không có nguồn thu nào. Hiện nay, bệnh viện phải liên tục gồng gánh trong việc mua các thiết bị máy móc và thuốc điều trị hỗ trợ như: máy thở oxy dòng cao (HFNC), máy thở, máy ECMO, đồ bảo hộ, vật tư tiêu hao… Cùng lúc đó, lương của nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân COVID-19 tăng lên do phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt.Trước thực trạng kéo dài như hiện nay, nếu không có nguồn để chi trả, bệnh viện sẽ không trụ nổi. Trong khi nguồn vốn đầu tư của bệnh viện một phần phải vay, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc… Bệnh viện cũng đã huy động từ nhiều nguồn lực khác nhau, từ các nhà hảo tâm đóng góp để duy trì hoạt động.Thực tế, nhiều bệnh nhân COVID-19 có khả năng và điều kiện để chi trả. Họ sẵn lòng chi trả những chi phí để được chăm sóc, điều trị theo yêu cầu và sẵn sàng chia sẻ một phần ngân sách cho Nhà nước, để Nhà nước có thể sử dụng phần ngân sách đó giúp đỡ người nghèo, chi vào những nội dung khác trong phòng chống dịch COVID-19. Nếu đủ nguồn lực và kinh phí hoạt động, bệnh viện có thể nhận từ 250 – 300 bệnh nhân, nhưng đến nay bệnh viện đã quá tải 150% công suất.”Hiện tại chúng tôi đang rất nóng lòng. Nếu tình trạng khó khăn kéo dài như hiện nay, nhiều bệnh viện tư tham gia điều trị COVID-19 chắc chắn đóng cửa bởi chi phí bệnh viện tự chi. Chúng tôi vẫn công khai giá để bệnh nhân có thể tham khảo, nếu bệnh nhân và bệnh viện đồng thuận với mức giá niêm yết có thể lựa chọn điều trị”, một lãnh đạo bệnh viện tư nói.Nên sớm giải quyết cho y tế tư nhânTrao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Sở Y tế TP.HCM cho biết hệ thống y tế tư nhân vận hành là tự thu tự chi, từ việc mua thuốc, vật tư y tế…, bệnh viện công khai giá để người bệnh biết và chi trả. Hệ thống y tế công lập đã có định mức và quy định, chi phí ngân sách không thể chi trả được mức của tư nhân, sẽ dẫn đến chi phí mà tư nhân bỏ ra quá sức, tư nhân chỉ trả được một phần, còn lại phải huy động từ các nguồn khác. Thực tế nhiều người bệnh COVID-19 đến bệnh viện tư nhân điều trị vẫn mong muốn và đề xuất trả tiền để hưởng dịch vụ chăm sóc.Sở Y tế cũng đã hỗ trợ thêm trang thiết bị, vật tư cho các bệnh viện tư nhân tham gia điều trị COVID-19, tuy nhiên nguồn lực có hạn. Sở Y tế mong muốn Bộ Tài chính và Bộ Y tế sớm đồng ý với đề xuất để y tế tư nhân thu phí khám và điều trị COVID-19.Đề nghị chấp thuận cho tư nhân thu phí dịch vụTrong văn bản UBND TP.HCM gửi Bộ Tài chính và Bộ Y tế ngày 23-8, UBND TP đã kiến nghị Bộ Y tế và Bộ Tài chính xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền chấp thuận cho các cơ sở y tế tư nhân được thực hiện dịch vụ điều trị bệnh nhân COVID-19 theo yêu cầu và được thu giá dịch vụ tương ứng.Trong trường hợp ngân sách nhà nước đảm bảo một phần hoặc toàn bộ chi phí điều trị cho bệnh nhân COVID-19, đề nghị Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi trả cho các bệnh viện tư nhân khi thực hiện điều trị bệnh COVID-19.

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post Bản tin sáng 28-8: Việt Nam đã nhận hơn 27 triệu liều vắc xin, 700 shipper tình nguyện chuyển hàng
Next post Vắc xin Việt đã rất gần