Xưng là nhân viên bệnh viện đến tận nhà xét nghiệm, thu phí 350.000-1,2 triệu đồng

[ad_1]

Danh sách cá nhân được phòng xét nghiệm cơ động thuộc Viện Y học dự phòng quân đội xét nghiệm, trả kết quả. Đơn vị xét nghiệm khẳng định hoàn toàn miễn phí nhưng người dân bị thu phí – Ảnh: CTVXác minh của Tuổi Trẻ Online cho thấy người tổ chức xét nghiệm dịch vụ này là ông Phạm Thanh Bình (45 tuổi), giám đốc một công ty kinh doanh đa lĩnh vực ở quận Bình Tân (TP.HCM), vừa thành lập ngày 30-7-2021. Với slogan “chăm sóc, hợp tác với mọi người bằng tất cả sự yêu thương và chia sẻ”, người này mở dịch vụ xét nghiệm COVID-19 tại nhà cách đây không lâu.Xét nghiệm “bất cứ địa điểm, bất cứ thời gian” Với tiêu chí xét nghiệm “bất cứ địa điểm nào”, “bất cứ thời gian nào”, người này đưa ra 3 loại dịch vụ xét nghiệm. Cụ thể, mẫu gộp từ 3 người trở lên giá 350.000 đồng/người, test nhanh 350.000 đồng/người và mẫu đơn RT-PCR giá 1,2 triệu đồng/người, cam kết thời gian trả mẫu trong 24 giờ. Ngoài dịch vụ xét nghiệm, người này còn quảng cáo “bố trí bác sĩ giỏi”, tư vấn chăm sóc và lên phác đồ điều trị miễn phí nếu có người dương tính với COVID-19. Người dân có thể gọi điện nhờ bác sĩ của công ty tư vấn bất kỳ thời gian nào trong ngày. Ngày 21-8, công ty này điều một “nhân viên y tế” đeo bảng tên Vy Ngọc Hùng, Bệnh viện quận Tân Bình, đến tận nhà lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR cho chị G. Sau khi lấy mẫu xong, người này nói chị G. chuyển tiền vào số tài khoản của mình. Chị G. thắc mắc, người này nói: “Số tiền này sẽ được chuyển cho bệnh viện”!? Tuy nhiên sau đó chị G. chuyển 1,2 triệu đồng xét nghiệm vào tài khoản của ông Phạm Thanh Bình, giám đốc công ty này.Một ngày sau, chị G. có kết quả xét nghiệm nhưng kết quả này được kèm trong danh sách của 21 người khác. Đơn vị gửi xét nghiệm ghi Trường quân sự Bình Dương, đơn vị thực hiện xét nghiệm là phòng xét nghiệm cơ động thuộc Viện Y học dự phòng quân đội. Đơn vị xét nghiệm: “Hoàn toàn miễn phí”Tiêu chí xét nghiệm “bất cứ địa điểm nào”, “bất cứ thời gian nào” và 3 loại phí dịch vụ xét nghiệm được đơn vị này đưa ra – Ảnh: CTVNgày 28-8, Tuổi Trẻ Online đã liên hệ với ông Nguyễn Ngọc Bảo – trưởng phòng xét nghiệm (Viện Y học dự phòng quân đội) – người trực tiếp ký tên xác nhận các xét nghiệm nêu trên – để xác minh vụ việc. Ông Bảo cho biết đội theo xe xét nghiệm cơ động của đơn vị từ Hà Nội chi viện tỉnh Bình Dương xét nghiệm khoảng 1 tháng nay, nơi đóng quân là Trường Quân sự Bình Dương. Nhiệm vụ chính của đội là hỗ trợ xét nghiệm COVID-19 cho CDC Bình Dương, Bệnh viện dã chiến 5B (Thủ Dầu Một) và 5D (Dĩ An); các đơn vị quân đội đóng ở tỉnh Bình Dương và một số lực lượng trong ngành công an… Khi xem bảng kết quả xét nghiệm của ông Bình trả cho người dân do chúng tôi cung cấp, ông Bảo khẳng định mẫu kết quả đúng là do ông ký, được đơn vị phát hành. Tuy nhiên “rất bất ngờ” trước thông tin người xét nghiệm bị thu phí. “Tất cả các đơn vị có nhu cầu mang mẫu xét nghiệm đến chúng tôi đều thực hiện hoàn toàn miễn phí chứ không thu một đồng tiền dịch vụ nào cả” – ông Bảo khẳng định và cho biết hiện tất cả lực lượng đang dốc sức đẩy nhanh xét nghiệm cho địa phương, không hề hay biết việc có người gửi mẫu xét nghiệm với mục đích thu phí nêu trên. Vừa xét nghiệm, vừa lên phác đồ điều trị!?Lý giải việc thu phí trong khi mẫu xét nghiệm đều miễn phí, ông Phạm Thanh Bình cho rằng hiện nhu cầu xét nghiệm COVID-19 rất cao nhưng không phải ai cũng tự xử lý hoặc tự đến bệnh viện xét nghiệm. Mặt khác chi phí xét nghiệm ở một số bệnh viện khá cao, người dân phải chờ đợi khá lâu, chưa kể nguy cơ lây nhiễm. “Do đó chúng tôi phát sinh dịch vụ này phục vụ những người như vậy. Chi phí dịch vụ này đã bao gồm tiền nhân công, vật tư cộng vào là chi phí tối thiểu, sẽ tốt, tiện, rẻ hơn cho người dân” – ông Bình lý giải. Theo ông Bình, “ý tưởng” này vừa triển khai thực hiện được khoảng một tuần nay và cũng mới chỉ thực hiện xét nghiệm tận nhà cho 25 người, chủ yếu người thân, quen giới thiệu. Ngoài xét nghiệm, theo ông này, đội ngũ bác sĩ của đơn vị còn tư vấn miễn phí bất kỳ giờ nào, đồng thời lên phác đồ điều trị xử lý các vấn đề tâm lý lẫn chuyên môn cho người bệnh F0 tại nhà. Cơ sở nào để lên phác đồ điều trị cho F0 là gì? “Họ đều là bác sĩ xịn ở Việt Nam” – người này nói. Bệnh viện quận Tân Bình nói gì?Ông Phan Hồng Ngọc – phó giám đốc Bệnh viện quận Tân Bình – khẳng định bệnh viện trước đây và hiện nay không tổ chức, cũng không phân công bất cứ một nhân viên nào thực hiện dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà và thu tiền của bệnh nhân. Lý giải thêm về trường hợp này, ông Bình cho biết người này là điều dưỡng, trước đây từng làm việc tại Bệnh viện quận Tân Bình nhưng không biết nay đã nghỉ hay chưa. Người này được ông Bình nhờ đi lấy mẫu giúp.

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post Đã có nhiều hơn những đơn thuốc tinh thần
Next post Bình tĩnh, sẵn sàng ‘đón sóng’ F0