Nghiên cứu: Càng hiểu về COVID-19, càng ít tiêu thụ động vật hoang dã

[ad_1]

Trung Quốc cấm mua bán động vật hoang dã từ tháng 2-2020 – Ảnh: SCMPTheo nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Ecology & Evolution ngày 6-9, việc giảm nhu cầu tiêu thụ động vật hoang dã có thể là giải pháp hiệu quả để ngăn nguy cơ xảy ra một đại dịch mới.Theo báo South China Morning Post, nghiên cứu trên do nhà khoa học Robin Naidoo của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) tại Mỹ dẫn đầu.Vào tháng 3-2020, nhóm nghiên cứu đã khảo sát 5.000 người ở các quốc gia và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Hong Kong. Nhóm đã hỏi họ có ăn động vật hoang dã có vú, chim hay bò sát trong 12 tháng qua không và họ có thay đổi thói quen vì COVID-19 ở hiện tại và tương lai hay không.Theo kết quả khảo sát, nhìn chung càng nhận thức nhiều về COVID-19 thì xác suất người tham gia khảo sát trả lời họ hoặc người quen sẽ mua động vật hoang dã càng thấp.Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy trong tất cả các nơi khảo sát (ngoại trừ Myanmar), người tham gia khảo sát cho rằng việc đóng cửa chợ bán động vật hoang dã sẽ có hiệu quả trong việc ngăn chặn các đại dịch trong tương lai. Trong cuộc khảo sát sau đó – diễn ra giữa tháng 2 và tháng 3-2021, 92% trong 1.000 người tham gia khảo sát tại Trung Quốc đại lục cho biết họ rất ủng hộ nỗ lực của chính phủ trong việc đóng cửa các chợ bán động vật hoang dã có nguy cơ cao.”Có sự đồng thuận rất lớn trong dân số nói chung về các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra đại dịch trong tương lai bằng cách ngưng bán động vật hoang dã”, ông Daniel Bergin – quản lý dự án cấp cao của Công ty tư vấn nghiên cứu dư luận GlobeScan – cho biết.Nhóm tác giả cho biết một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh truyền nhiễm mới nổi lây truyền từ động vật sang người là buôn bán động vật hoang dã.Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn 70% bệnh truyền nhiễm mới nổi ở người có nguồn gốc từ động vật, đặc biệt là động vật hoang dã. WHO cũng kêu gọi các nước ban hành các quy định khẩn cấp để ngăn việc bán động vật hoang dã có vú trong chợ.”Việc nhắm đến mối liên hệ giữa buôn bán động vật hoang dã và tiềm năng bệnh và đại dịch tương lai là cách để chúng ta có thể thay đổi nhận thức và quan điểm của mọi người”, ông Bergin cho biết.

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post TP.HCM hết vắc xin Moderna: Sẽ tiêm vắc xin phù hợp, an toàn và hiệu quả nhất cho người dân
Next post Nhiều người dân TP.HCM tiêm vắc xin mũi 1 Moderna, đến hẹn mũi 2 tiêm Pfizer