Vũng Tàu: Bỏ quy định ‘cấp cứu phải xin phép’ phường, xã

[ad_1]

Công an kiểm tra giấy tờ người dân trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP Vũng Tàu sáng 10-9 – Ảnh: Đ.H.Trước đó, chiều 9-9, Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 TP Vũng Tàu ký thông báo kết luận cuộc họp của ban này về hướng dẫn lưu thông, phân chia khung giờ, phân luồng, phân tuyến của các trường hợp được phép lưu thông trên địa bàn TP này.Đáng chú ý trong thông báo kết luận này có quy định trường hợp đi “cấp cứu” phải được phép của chính quyền phường, xã. Quy định này bị dư luận phản ứng mạnh mẽ vì “cấp cứu” thì làm sao biết được mà xin phép. TP Vũng Tàu đã phát hiện sơ suất này. Do đó, tại văn bản hướng dẫn thực hiện kết luận trên phát hành vào tối 9-9, UBND TP Vũng Tàu đã không bắt buộc “cấp cứu phải xin phép”. Theo văn bản của UBND TP Vũng Tàu, cán bộ, công chức, người lao động được phép đi làm theo kế hoạch chỉ được phép di chuyển, lưu thông từ 6h – 8h và 17h -19h hằng ngày. Như vậy những người này sẽ phải ở lại ăn nghỉ trưa tại cơ quan, đơn vị. Đây là điểm khác so với trước. Một shipper lưu thông trên đường Ba Cu, TP Vũng Tàu – Ảnh: ĐÔNG HÀLực lượng giao nhận hàng hóa (shipper) và tổ đi chợ hộ thời gian được phép lưu thông từ 7h -18h hằng ngày. UBND TP Vũng Tàu cũng quy định thời gian mở chốt vùng xanh, phong tỏa từ 6h – 8h và từ 17h – 19h chiều tối. Ngoài ra, văn bản này cũng quy định trường hợp đi khám, chữa bệnh cũng phải được phép của chính quyền phường, xã. Sáng 10-9, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một lãnh đạo của UBND TP Vũng Tàu cho biết việc siết lại quy định nói trên là để kiểm soát người ra đường chặt chẽ hơn vì thời gian qua có nhiều người không thực hiện nghiêm, không đúng quy định. Còn việc đi khám chữa bệnh khai báo là để chính quyền cấp giấy, tạo điều kiện lưu thông qua các chốt kiểm soát thuận tiện, nhanh chóng và đồng thời chính quyền cơ sở nắm được tình trạng bệnh tật của các hộ dân trong phạm vi quản lý của mình.

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post Trẻ học trực tuyến thế nào để không hại mắt, hại tai?
Next post Quốc gia nào là nhà viện trợ vắc xin COVID-19 lớn nhất thế giới?