Cụ bà 110 tuổi ‘hồi sinh’ kỳ diệu nhờ 2 mũi vắc xin
[ad_1]
Cụ bà Nguyễn Thị Anh Đào và cụ ông Nguyễn Tấn Hùng khoác tay vui vẻ xuất viện tại Bệnh viện điều trị COVID-19 Trưng Vương (TP.HCM) ngày 18-9. Cả hai người đã tiêm vắc xin mũi 1 khoảng 28 ngày trước khi phát hiện dương tính – Ảnh: XUÂN MAINhập viện với nhiều bệnh nền nguy hiểm, tuổi cao sức yếu, sự hồi phục ngoạn mục của cụ một phần nhờ vào 2 liều vắc xin.Sau khi xuất viện, cụ Phạm Thị Tính (sinh năm 1911) được gia đình đưa về nhà ở phường An Lạc A, quận Bình Tân tiếp tục theo dõi sức khỏe. “Từ lúc về nhà đến nay bà được bố trí ở phòng riêng có người chăm sóc. Bà vẫn ăn uống tốt” – ông Hoàng Thứ, 65 tuổi, người con thứ 8 của cụ, chia sẻ.”Trả bà nội cho em”!Cách đây 13 ngày, cụ Tính được phát hiện lây nhiễm COVID-19 từ người nhà. Ban đầu chỉ là những cơn ho húng hắng, sau đó kèm khó thở, rồi oxy trong máu ngày một tụt xuống thấp. Cụ được gia đình cấp tốc chuyển vào Bệnh viện Nhân dân Gia Định cấp cứu.Bác sĩ Lê Trung Trực – khoa COVID-19 B3 Bệnh viện Nhân dân Gia Định – kể thời điểm nhập viện, cụ Tính đã rơi vào tình trạng suy hô hấp, cộng thêm các bệnh lý đi kèm như tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, thận mãn… Các bác sĩ không tin cụ có thể chiến thắng bệnh tật. Vậy mà điều bất ngờ đã xảy ra. Cụ được chuyển vào khu hồi sức, được điều trị bằng thuốc kháng virus, điều trị nâng đỡ thể trạng và cho thở oxy. Cứ như vậy, sau khoảng 5 ngày sức khỏe cụ dần phục hồi, cai được máy thở, bớt ho và tỉnh táo hẳn. Những ngày sau đó, cụ được làm xét nghiệm RT-PCR với kết quả ghi nhận nồng độ virus giảm đáng kể.Bác sĩ CKII Dương Minh Trí – trưởng khoa COVID-19 B3 – cho hay với người mắc COVID-19 trên 65 tuổi, kèm theo bệnh nền, sự sống gần như bế tắc. Trường hợp ngoài trăm tuổi như cụ Tính, sự sống lại càng mong manh. Theo bác sĩ Trí, ngoài sự nỗ lực điều trị của bác sĩ, “lá chắn” giúp cụ Tính hồi phục là 2 liều vắc xin được ưu tiên tiêm phòng vào tháng 8-2021. “Sức khỏe tốt, chuyển viện đến đúng thời điểm, đáp ứng thuốc tốt và được tiêm 2 mũi vắc xin trước đó là những yếu tố để cụ Tính phục hồi” – bác sĩ Trí chia sẻ và bảo rằng ngày cụ xuất viện, ông vui mừng nói với người cháu nội cụ: “Trả bà nội cho em, tụi anh hết việc rồi nha”.Những người cao tuổi mắc COVID-19 thoát “cửa tử” nhờ có vắc xin không phải hiếm. “Về nhà thôi bà ơi” – cụ Nguyễn Tấn Hùng (88 tuổi, ngụ quận 11) vừa lúi húi xếp đồ vào balô, giọng phấn khởi với người vợ của mình, cụ Nguyễn Thị Anh Đào, trong buổi xuất viện sau 18 ngày điều trị tại Bệnh viện điều trị COVID-19 Trưng Vương. “Chân còn đau râm râm nhưng đi đứng khỏe re à. Ho đỡ rồi, nay được xuất viện quá vui. Đi có ông có bà, về cũng có ông có bà” – cụ Hùng nói. Trên đường đi ra cổng bệnh viện, 2 cụ liên tục gửi lời cảm ơn đến các y bác sĩ, điều dưỡng bệnh viện đã nỗ lực cứu chữa, chăm sóc 2 người trong thời gian qua.Nhìn cụ Hùng khỏe khoắn xuất viện không ai nghĩ ông bị suy thận mãn, từng nguy kịch trong những ngày đầu nhập viện. Còn cụ Đào ngược lại, không có triệu chứng sốt, ho gì cả. Cụ ăn ngon, chỉ mất ngủ những ngày đầu nhập viện. Bác sĩ CKII Bùi Trọng Hợp, trưởng khoa nhiễm Bệnh viện điều trị COVID-19 Trưng Vương, đánh giá sức khỏe 2 cụ chuyển biến tốt nhờ một phần đã được tiêm vắc xin cách đây gần 1 tháng. “Hai cụ đã tiêm vắc xin mũi 1 được khoảng 28 ngày, nhờ đó bệnh ít chuyển nặng, nguy kịch” – bác sĩ Hợp chia sẻ.Tại bệnh viện này còn có bà Trần Thị Chúc (73 tuổi, ngụ quận Tân Phú) nhiễm COVID-19 nhưng tự chăm sóc bản thân rất tốt. Trước đó, bà Chúc đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng COVID-19. “Chắc cũng nhờ vắc xin mà bà không thấy mệt gì cả, khỏe re à” – bà Chúc cười nói.Cụ Phạm Thị Tính trong ngày xuất viện – Ảnh: gia đình cung cấpPhủ “áo giáp” vắc xin, tỉ lệ tử vong giảm dầnBác sĩ Bùi Trọng Hợp cho biết hiện nay mỗi bệnh nhân COVID-19 nhập viện tại khoa, ngoài đánh giá nhanh mức độ nặng, các yếu tố nguy cơ như lớn tuổi, béo phì, mắc bệnh nền…, bệnh viện còn cập nhật thêm thông tin bệnh nhân đã tiêm vắc xin hay chưa và tiêm bao nhiêu mũi. Nhiều bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh nền mắc COVID-19 đều đã tiêm vắc xin 1 mũi, số ít tiêm vắc xin 2 mũi, rất hiếm bệnh nhân chưa tiêm mũi vắc xin nào. Trong vòng 1 tháng qua, số bệnh nhân chuyển nặng tại khoa giảm dần. Trong khi đó, cách đây 2-3 tháng, khi tỉ lệ bao phủ vắc xin chưa cao, số bệnh nhân mắc COVID-19 nhập viện khá đông và trở nặng cũng nhiều hơn. “Gần đây chúng tôi không ghi nhận ca nào đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin mà nguy kịch hay tử vong dù người bệnh vẫn có thể viêm phổi, cần thở oxy. Hiệu quả tiêm vắc xin đã thấy rõ ràng, giúp ngăn sự phát triển virus, làm giảm tỉ lệ tử vong” – bác sĩ Hợp đánh giá.Bệnh viện hồi sức COVID-19 Thủ Đức là nơi tiếp nhận và điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 nặng lớn nhất TP.HCM hiện nay. Thống kê cho thấy trong tổng số 2.735 ca nhập viện (số liệu đến ngày 10-9), có 744 ca tử vong, chiếm 27,2%. Các bệnh nhân khi nhập viện đa số phải thở máy. Kết quả khảo sát cho thấy trong số những ca tử vong, nhóm tuổi từ 56 – 65 chiếm tỉ lệ cao nhất, với 32,1%. Các nhóm từ 66 – 75 tuổi tỉ lệ tử vong chiếm 21,40%; trên 75 tuổi chiếm 12,30%; nhóm tuổi trên 60 có tỉ lệ tử vong cao hơn so với nhóm dưới 60 tuổi. Đặc biệt người có từ 1-3 bệnh lý nền thường dễ tử vong, chiếm khoảng 46,9% trong tổng số ca tử vong tại bệnh viện.Bà Trần Thị Chúc (73 tuổi, ngụ TP.HCM) vui cười, bắt tay cảm ơn bác sĩ – Ảnh: XUÂN MAIBác sĩ Trần Thanh Linh – phó giám đốc phụ trách chuyên môn của bệnh viện – cho biết với người bệnh được tiêm vắc xin, đặc biệt đầy đủ 2 mũi, ngay cả người cao tuổi và nhiều bệnh lý nền cũng sẽ giảm bớt tỉ lệ chuyển nặng, tử vong. “Người đã được tiêm vắc xin thì khả năng mắc bệnh và trở nặng thấp hơn nhiều so với người không được tiêm vắc xin phòng vệ” – bác sĩ Linh nói.Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn – trưởng bộ phận thường trực phòng chống dịch của Bộ Y tế tại TP.HCM – cho biết hiện nay Việt Nam chưa có số liệu thống kê về các trường hợp bệnh nhân cao tuổi, có bệnh lý nền mắc COVID-19 khỏi bệnh nhờ tiêm vắc xin. Tuy nhiên, theo ông, trên thế giới đã có thống kê và cho thấy có khoảng 90% người mắc COVID-19 chưa được tiêm vắc xin và phải nhập viện. Ngược lại, tỉ lệ tử vong với người được tiêm vắc xin thấp hơn rất nhiều so với người chưa được tiêm vắc xin. “Khi dịch ổn định, tôi sẽ cho thống kê số liệu này. Hiện nay chiến dịch vắc xin của nước ta vẫn đang tiếp tục, do đó số người tiêm đủ 2 mũi không lớn nên số liệu thống kê thời điểm này chưa thực sự có giá trị” – Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.Tiêm vắc xin cho bệnh nhân ung thưBác sĩ Nguyễn Triệu Vũ – trưởng khoa ung bướu Bệnh viện TP Thủ Đức, kiêm trưởng khoa điều trị bệnh nhân ung bướu Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 Thủ Đức số 1 – cho biết tháng 8-2021 đơn vị đã tổ chức tiêm vắc xin mũi 1 cho bệnh nhân ung thư điều trị nội trú và ngoại trú. Trong số này, có những bệnh nhân chẳng may mắc COVID-19 sau đó.Trong quá trình điều trị COVID-19 ở những bệnh nhân ung thư đã tiêm vắc xin, các bác sĩ thấy rõ diễn tiến bệnh được cải thiện rõ rệt, các triệu chứng cũng thường nhẹ hơn so với bệnh nhân chưa tiêm vắc xin. “Tại khoa chúng tôi thấy rõ những người đã tiêm vắc xin thường diễn tiến rất tốt so với người chưa tiêm vắc xin” – bác sĩ Vũ nói.Đến tận nhà tiêm vắc xin cho người giàChia sẻ với Tuổi Trẻ ngày 18-9, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết TP.HCM là nơi đầu tiên của cả nước triển khai chiến lược ưu tiên tiêm vắc xin cho người cao tuổi, người có các bệnh lý nền. Chiến lược này hiện vẫn đang được TP duy trì, cố gắng phủ mũi 2 càng sớm càng tốt nhằm kéo giảm tỉ lệ mắc và tử vong.Theo ông Đức, người cao tuổi, người bị bệnh nền vốn sức đề kháng kém, do đó khi tiếp xúc với bất cứ một nguồn bệnh nào cũng rất dễ lây nhiễm. Có nhiều trường hợp các cụ lo ngại mắc bệnh, chỉ quẩn quanh ở nhà nhưng vô tình con cái đến thăm rồi lây bệnh. Hiện TP.HCM có khoảng 700.000 người thuộc nhóm cao tuổi, có bệnh lý nền và đã tiêm được khoảng 1,1 triệu liều vắc xin (cả mũi 1 và mũi 2). “Người cao tuổi và người bị bệnh nền, đặc biệt là liệt, thường di chuyển rất khó khăn. Do đó các quận huyện cũng phải cử các đội đặc nhiệm đến tận nhà để tiêm, nhiều khi cả buổi chỉ tiêm được vài mũi, nhưng cũng phải làm và đã có nhiều quận huyện làm rất tốt” – ông Đức nói.Về nguồn vắc xin cung ứng cho việc tiêm chủng, theo ông Đức, số vắc xin được phân bổ trước đó đã cơ bản tiêm hết, vừa rồi TP được Bộ Y tế phân bổ thêm 90.000 liều AstraZeneca và Pfizer. Hiện TP đang kỳ vọng tuần sau Bộ Y tế sẽ phân bổ thêm vắc xin để tiêm cho người dân, trong đó phủ mũi 2 cho nhóm cao tuổi, bệnh lý nền. “Ngoài nhóm này, TP cũng đang đề xuất Bộ Y tế quan tâm phân bổ vắc xin phù hợp cho trẻ em từ 12 – 17 tuổi” – ông Đức nói.Nhiều nước ưu tiên vắc xin cho người lớn tuổi, người có bệnh nềnMột người bệnh ung thư tiêm mũi 3 vắc xin COVID-19 tại thành phố White Plains, New York, Mỹ trong tuần này – Ảnh: WSJ Trong quá trình triển khai tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19, trừ một vài ngoại lệ không đáng kể, phần lớn các nước, dù đã đủ nguồn cung hay còn thiếu vắc xin, một trong những nhóm ưu tiên chích ngừa trước nhất, bên cạnh nhân viên y tế và lực lượng tuyến đầu, là nhóm người lớn tuổi (từ 60 trở lên) và người có bệnh nền.Với một số nước đã phủ vắc xin cao (tỉ lệ trên 70% dân số) như Mỹ, Singapore, Israel…, việc cân nhắc tiêm mũi bổ sung vắc xin COVID-19 cũng đang được ưu tiên cho nhóm người từ 65 tuổi trở lên và nhóm nguy cơ cao như có bệnh nền và hệ miễn dịch yếu. Israel là nước tiên phong triển khai tiêm bổ sung vắc xin COVID-19 cho người già. Tới nay, quốc gia Trung Đông này đã tiêm mũi 3 cho hơn 70% dân số trong độ tuổi 60 – 69 và sẽ còn tiếp tục lộ trình tăng cường vắc xin thêm nữa cho nhóm cao niên và có bệnh nền thời gian tới, theo báo Haaretz (Israel).Singapore ngày 15-9 đã khởi động chương trình tiêm mũi tăng cường vắc xin COVID-19 toàn quốc cho người lớn tuổi với khoảng 3.200 người đã tiêm và hơn 12.000 người cao tuổi đã đăng ký lịch hẹn tiêm mũi 3. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng đã tiêm mũi bổ sung hôm 17-9, gần 8 tháng sau khi ông tiêm mũi 2. Singapore tổ chức tiêm tăng cường cho người từ 60 tuổi trở lên, cư dân tại các nhà dưỡng lão và những người có hệ miễn dịch suy yếu ở mức từ trung bình tới nặng.Mới nhất, ngày 17-9, Ủy ban cố vấn khoa học của Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ dù bác kế hoạch tiêm tăng cường cho người từ 16 tuổi trở lên, nhưng cũng đã đồng ý tiêm bổ sung mũi 3 vắc xin cho người từ 65 tuổi trở lên và những người thuộc nhóm nguy cơ cao bị nặng.ĐỖ DƯƠNGVắc xin là áo giáp bảo vệ người bệnhPhó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho hay các nước trên thế giới đều phân tích tỉ lệ mắc, chuyển nặng, tử vong có đối chiếu với các yếu tố tuổi tác, bệnh nền và tiêm vắc xin. Đặc biệt vấn đề quan tâm nhất là yếu tố tiêm vắc xin. Ở Anh, từ tháng 1 đến tháng 7-2021 hơn 51.000 người tử vong, trong đó chỉ có 640 người đã tiêm đủ 2 liều vắc xin, bao gồm 256 người tiêm đủ mũi 2 vắc xin hơn 14 ngày. “Điều này thấy rằng tỉ lệ người đã được tiêm vắc xin sẽ ít bị nhiễm, ít trở nặng và giảm tử vong. Vắc xin là cứu cánh, như một chiếc áo giáp bảo bọc con người trước dịch bệnh COVID-19” – ông Đức nói.
[ad_2]