Sở Y tế TP.HCM kiến nghị 3 ‘cơ chế thu phí điều trị COVID-19’ cho các bệnh viện tư nhân
[ad_1]
Bệnh viện tư nhân Nam Sài Gòn (huyện Bình Chánh, TP.HCM) có tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19 (ảnh chụp sáng 10-9) – Ảnh: TỰ TRUNGGiám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng vừa ký văn bản trình UBND TP.HCM xem xét về cơ chế tài chính đối với các cơ sở y tế tư nhân tham gia điều trị COVID-19. Cụ thể:* Chi phí điều trị COVID-19 (bao gồm tiền khám bệnh, tiền giường, dịch vụ kỹ thuật…): Ngân sách nhà nước thanh toán theo mức giá dịch vụ khám chữa bệnh được Bộ Y tế quy định tại thông tư số 14/2019/TT-BYT ngày 5-7-2019; bệnh viện không được thu thêm tiền của người bệnh.* Chi phí vật tư tiêu hao chưa được kết cấu vào giá dịch vụ kỹ thuật và thuốc điều trị COVID-19 (trừ thuốc Remdesivir 100mg, Molnupiravir 400mg đã được Sở Y tế TP cấp): Ngân sách nhà nước thanh toán theo số lượng thực tế sử dụng với giá thanh toán theo kết quả đấu thầu nhưng không cao hơn mức mà cơ quan BHXH hiện đang thanh toán cho đơn vị.* Chi phí phục vụ khác theo yêu cầu ngoài phạm vi chi trả của ngân sách nhà nước (tiền phòng, tiền ăn theo, các dịch vụ tiện ích tăng thêm khác theo yêu cầu của người bệnh…): Các bệnh viện tư nhân được thu tiền người bệnh theo mức giá thỏa thuận giữa bệnh viện và người bệnh nhưng không được vượt quá mức giá mà bệnh viện đã kê khai với Sở Y tế TP (nếu có).Danh sách các bệnh viện tư nhân đang tham gia điều trị COVID-19 tại TP.HCM – Đồ họa: T.ĐẠTVấn đề cơ chế tài chính cho các bệnh viện tư nhân tham gia điều trị COVID-19 khá nóng trong thời gian gần đây. Trước đó, với lý do thực tế “việc mua sắm thuốc, vật tư y tế cũng như định mức sử dụng, chi phí điều trị giữa hệ thống y tế công lập và tư nhân rất khác biệt”, UBND TP có các văn bản kiến nghị Bộ Tài chính, Bộ Y tế và Chính phủ hướng dẫn việc chi trả chi phí cho các bệnh viện tư nhân điều trị COVID-19.Mới đây nhất, ngày 9-9 Bộ Y tế có tờ trình về một số cơ chế, chính sách trong phòng chống dịch COVID-19; trong đó có đề xuất cơ chế tài chính đối với các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập được huy động tham gia điều trị COVID-19.Theo tờ trình này, việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho F0 do ngân sách nhà nước bảo đảm theo từng người với mức thanh toán do hội đồng nhân dân tỉnh nơi cơ sở đặt trụ sở quyết định theo nguyên tắc “không cao quá mức giá cao nhất của bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc mức giá cao nhất của bệnh viện trung ương trên địa bàn”. Tuy nhiên, theo Sở Y tế TP, đến nay vẫn chưa nhận được ý kiến trả lời của Bộ Y tế hay văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền. Việc chưa có cơ chế rõ ràng về tài chính trong điều trị COVID-19 khiến các bệnh viện tư gặp khá nhiều khó khăn, một số đơn vị “lách luật” bằng cách kêu gọi bệnh nhân quyên góp hoặc ủng hộ để duy trì hoạt động.11 bệnh viện tư nhân tham gia điều trị COVID-19Theo Sở Y tế TP, thực hiện chủ trương của Chính phủ, TP đã huy động các bác sĩ, điều dưỡng của 52 bệnh viện tư nhân, 200 phòng khám tham gia tất cả các hoạt động phòng chống dịch.Trong đó đã có 11 bệnh viện tư nhân chuyển đổi công năng một phần để điều trị COVID-19. Việc huy động các bệnh viện tư nhân tham gia điều trị người mắc COVID-19 (người F0) giúp bổ sung thêm nguồn lực về đội ngũ nhân viên y tế, cơ sở vật chất và góp phần giảm quá tải cho các bệnh viện công lập, tiến tới sớm khống chế được dịch bệnh.
[ad_2]