Chống dịch không thể mỗi nơi một kiểu

[ad_1]

Chốt kiểm soát phà Châu Giang, thị xã Tân Châu, An Giang yêu cầu khai báo y tế và xuất trình giấy âm tính COVID-19 trước khi vào địa bàn – Ảnh: BỬU ĐẤUTuy nhiên việc giữ thành quả đã đạt được và hướng phục hồi, phát triển sắp đến cũng còn nhiều điều căng thẳng không kém. Nhiều ý kiến cho rằng cần có sự liên kết mạnh mẽ hơn để có thể làm được cả hai việc này chứ không thể chống dịch mỗi nơi một kiểu.Tình hình giãn cách ở các tỉnh ĐBSCL – Nguồn: CHI HẠNH tổng hợp – Đồ họa: T.ĐẠTCùng chỉ thị 15 nhưng mỗi nơi một kiểuDù đã áp dụng chỉ thị 15 để giảm bớt việc giãn cách tối đa, nhưng ở các tỉnh ĐBSCL đang có những cách làm khác nhau.Tại Vĩnh Long, sau khi áp dụng chỉ thị 15, tỉnh này có thêm quy định buộc tất cả người dân không được tự ý ra khỏi tỉnh, nếu cần thiết phải được chủ tịch UBND tỉnh cho phép. Đồng thời tất cả người dân khi về lại tỉnh Vĩnh Long cũng phải chấp hành cách ly y tế tập trung 14 ngày, chi phí tự chi trả. Riêng các trường hợp đặc biệt như công nhân đổi ca, chăm sóc người bệnh già, phụ nữ có thai, trẻ em… khi về tỉnh phải có giấy xét nghiệm âm tính còn thời hạn 24 giờ, có xác nhận tiêm 2 mũi vắc xin thì theo dõi sức khỏe tại địa phương 7 ngày…Nhiều người dân ngụ thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long hiện đang làm việc cho các công ty, doanh nghiệp tại Cần Thơ cũng cho rằng gặp bất tiện bởi các quy định cấm đi ra khỏi tỉnh, hoặc buộc cách ly tập trung khi trở về. Anh N.T.H. (làm việc cho một doanh nghiệp vận tải hành khách trên địa bàn Vĩnh Long) cho biết anh qua Cần Thơ công tác thì Vĩnh Long ban hành quy định cách ly tập trung khi quay về khiến anh mắc kẹt tại Cần Thơ nhiều tháng. “Quy định này đã gây khó cho tôi khi trở về tỉnh” – anh H. nói.Thậm chí, dù cho phép người dân di chuyển liên “vùng xanh” nhưng hiện Vĩnh Long cũng có thêm quy định tất cả người dân, công nhân, người lao động… buộc phải xin giấy đi đường khi di chuyển từ huyện “vùng xanh” này sang huyện “vùng xanh” khác. Một lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết tỉnh thực hiện như vậy là làm từng bước, nếu không sẽ vỡ trận. Tuy nhiên vị lãnh đạo cho hay tỉnh sẽ nghiên cứu để thuận tiện nhất cho người dân.Hiện tại Cần Thơ chỉ còn 9 phường của 2 quận Ninh Kiều và Cái Răng còn áp dụng chỉ thị 16. Trên nhiều tuyến đường khác của quận Ninh Kiều và Bình Thủy, ngày đầu thực hiện chỉ thị 15, người dân, người buôn bán, kể cả sản xuất kinh doanh vẫn còn rất thận trọng, vì chưa được hướng dẫn lộ trình thực hiện thế nào, cho phép hoạt động đến đâu.Văn bản hướng dẫn chỉ nói cấm tụ tập trên 10 người nơi công cộng, dừng hoạt động các ngành nghề và dịch vụ không thiết yếu, dừng hoạt động chợ… Nhiều người dân nhận xét rằng việc thực hiện chỉ thị 15 của Cần Thơ hiện tại không khác gì… chỉ thị 16 trước đó.Lực lượng chức năng chốt chặn tại quốc lộ 60, đoạn gần cầu Rạch Miễu để giữ vững “vùng xanh” cho tỉnh Bến Tre – Ảnh: MẬU TRƯỜNGPhải liên kết để phục hồi nhanhÔng Nguyễn Văn Lâu – chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng – cho rằng Sóc Trăng đã trở lại bình thường mới nhưng dịch bệnh COVID-19 hiện còn diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. “Trước tình hình này, tôi đề nghị các tỉnh thành Nam sông Hậu gồm Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang và Sóc Trăng liên kết, phối hợp phòng chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế”.Giải thích về đề nghị của mình, ông Lâu cho rằng việc liên kết này trong khu vực để thống nhất hành động và đạt một số mục tiêu chung, nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống dịch và phát triển kinh tế trên địa bàn các tỉnh Nam sông Hậu và Cần Thơ, đảm bảo liên thông, giải quyết khâu vận chuyển, tiêu thụ hàng hóa, nông sản của người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn.Trong khi đó, trên bản đồ dịch COVID-19 Tây Nam Bộ, Bến Tre là địa phương “xanh hóa” toàn bộ đầu tiên kể từ ngày 20-9. Sau khi dừng lại ở con số 1.872 ca lây nhiễm, tỉnh này liên tiếp nhiều ngày không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng. Nhưng tỉnh này vẫn còn khá thận trọng trong việc áp dụng các biện pháp chống dịch, và vẫn đang tiếp tục thảo luận quản lý hoạt động các phương tiện giao thông liên tỉnh, nội tỉnh, các dịch vụ hàng quán… để chuẩn bị áp dụng biện pháp phòng dịch theo chỉ thị số 19.Ông Trần Ngọc Tam – chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre – cho rằng nhiệm vụ quan trọng hiện nay là bảo vệ và giữ vững “vùng xanh”, đẩy nhanh tiêm vắc xin và phục hồi, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, ông Tam cũng lưu ý rằng nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn tỉnh luôn thường trực, do đó mặc dù áp dụng biện pháp phòng dịch nào thì tỉnh vẫn tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân hết sức cảnh giác để bảo vệ “vùng xanh”.Cụ thể, theo ông Tam, địa phương sẽ tạo điều kiện để người dân di chuyển có tổ chức trong “vùng xanh” nhưng sẽ quy định và thông báo cụ thể, rõ ràng về điều kiện di chuyển giữa các vùng để người dân được biết, hiểu, tin tưởng, đồng thuận và thực hiện nghiêm túc. Đồng thời, tăng cường các tổ tuần tra lưu động để nhắc nhở, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm vi phạm, không để nguy cơ dịch bệnh xâm nhập và lây lan.Ông Bùi Quốc Nam – giám đốc Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu – cho biết sở đang bàn cùng với nhiều sở ngành liên quan để ra quy định về việc đi lại phục vụ việc mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế của tỉnh sau khi nhiều địa phương trong vùng nới lỏng giãn cách xã hội theo chỉ thị 15. Theo đó, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất tổ chức hoạt động trong điều kiện bình thường mới với yêu cầu phải có kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 và các phương án xử trí khi có trường hợp mắc COVID-19 được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Tỉnh cũng cho phép việc sử dụng chuyên gia, người lao động đặc thù từ bên ngoài tỉnh vào để thực hiện các dự án, với yêu cầu phải quản lý, kiểm soát để đảm bảo an toàn phòng chống dịch gồm quản lý trước khi vào tỉnh, quản lý trong quá trình cách ly tạm thời, sau cách ly tạm thời thì thực hiện theo phương án “3 tại chỗ”.Xuống chỉ thị 15 phòng dịch, người dân ở quận Bình Thủy vẫn ý thức mua hàng, nhận hàng đều đeo khẩu trang – Ảnh: CHÍ CÔNG- Đà Nẵng mới có hướng dẫn về thủ tục ra vào TP, trong đó người muốn vào TP này phải có đơn được UBND TP chấp thuận. Nhiều người thân có người nhà đang nằm viện tại Đà Nẵng không biết nộp đơn bằng cách nào, đặc biệt là những người ngoại tỉnh không có người thân trong TP thì không biết liên lạc qua kênh nào.- Tại Thừa Thiên – Huế: Với người đi từ vùng dịch về đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, người khỏi bệnh COVID-19 thì sẽ cách ly tập trung tối thiểu 7 ngày kể từ ngày về địa phương, đồng thời sẽ được xét nghiệm PCR 3 lần (ngày thứ 1, ngày thứ 3 kể từ lúc vào khu cách ly và ngày thứ 7 kể từ ngày về địa phương).Cần quyết tâm để “xanh hóa” miền TâyAn Giang đang là địa phương duy nhất không chấp nhận giấy xét nghiệm COVID-19 từ tỉnh khác, người muốn vào tỉnh để vận chuyển hàng hóa vẫn phải được tỉnh test riêng.Theo ông Lê Văn Chung – tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đa quốc gia IDI thuộc Tập đoàn Sao Mai, Đồng Tháp, dù các tỉnh đã hạ xuống chỉ thị 15 nhưng cơ bản vẫn còn nhiều khó khăn do các địa phương từ tỉnh đến huyện đều có sự kiểm soát riêng để bảo vệ vùng an toàn. Do đó, doanh nghiệp cũng chưa dám mở cửa cho công nhân làm việc và còn dè chừng việc các địa phương đang có những cơ chế kiểm soát khác nhau, không đồng nhất.”Công nhân của tôi làm việc ở Đồng Tháp nhưng là người An Giang rất đông. Tôi đề xuất giấy test nhanh nên thống nhất chung và có hiệu lực liên tỉnh trong ngày để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp. Còn nếu đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin thì đi qua chốt liên tỉnh chỉ cần khai báo y tế mà không cần phải test” – ông Chung nói.Trả lời vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình cho rằng trong bộ tiêu chí của các doanh nghiệp hoạt động trở lại có quy định việc này. Tuy nhiên các tỉnh trong vùng thực hiện chỉ thị 15 sẽ sớm có sự phối hợp chặt chẽ, quyết tâm “xanh hóa” miền Tây.Thạc sĩ, chuyên gia quản trị Đỗ Công Nguyên:Cần có ngay bộ hướng dẫn với các chỉ dẫn cụ thểChiến lược sống thích ứng dịch COVID-19 đã được xác định từ Thủ tướng, tuy nhiên trong quá trình chờ các hướng dẫn cụ thể, vẫn có những cách hiểu và làm chưa phù hợp.Nguyên nhân đơn giản nhất có thể thấy là do tình trạng “da beo” giữa vùng nguy cơ cao và vùng nguy cơ thấp hơn dẫn tới tâm lý “đóng cửa” để bảo vệ thành quả chống dịch. Tuy nhiên nguyên nhân sâu xa hơn là do hiện cả nước còn thiếu một bộ hướng dẫn với các chỉ dẫn cụ thể về những điều được làm và những điều cần hạn chế, để người dân và chính quyền ở những vùng đảm bảo an toàn có thể tự tin “mở cửa”. Đơn cử như câu hỏi về vấn đề người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin (có thẻ xanh vắc xin) có thể lưu thông nội vùng và liên vùng như thế nào, các giải pháp công nghệ hỗ trợ việc này như thế nào… đều chưa thật sự rõ ràng.Một bộ hướng dẫn cụ thể, với những mục tiêu cụ thể về giảm thiểu số ca mắc COVID-19, giảm thiểu số ca tử vong, khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội theo hướng thích ứng an toàn là vô cùng cần thiết ở giai đoạn này. Trong đó cần xây dựng một hệ thống chỉ số đánh giá nguy cơ dịch bệnh, phân cấp nguy cơ ở cấp đơn vị hành chính phù hợp, cũng như cần có một bộ giải pháp vừa cụ thể, vừa linh hoạt để thích ứng với từng cấp độ.Tại EU, từ tháng 12-2020, Ủy ban châu Âu (EC) đã xây dựng một bộ tiêu chí phân loại các vùng nguy cơ COVID-19 theo 4 cấp độ và áp dụng các mức giãn cách, phong tỏa phù hợp cho từng cấp độ. Hoặc như tại New Zealand, đất nước vẫn đang áp dụng chiến lược triệt tiêu COVID-19 nghiêm ngặt ngay tại thời điểm này, một hệ thống cảnh báo 4 cấp độ dịch theo cấp độ vùng đã được áp dụng từ 21-3-2020. Trong đó mức nguy cơ được nhận diện và các hoạt động được phép triển khai ứng với từng cấp độ nguy cơ được định nghĩa rõ.TS Trần Hữu Hiệp (phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL):Tránh tâm lý “sợ trách nhiệm”Với tình hình hiện tại, các cấp lãnh đạo ĐBSCL cần tránh tâm lý “sợ trách nhiệm” và cần chuẩn bị các kịch bản theo từng cấp độ khác nhau theo diễn biến dịch và cường độ hoạt động kinh tế. Ưu tiên hàng đầu là cần khơi thông dòng chảy “chuỗi cung ứng”, sự vận hành của hệ thống logistics không chỉ là hàng tiêu dùng thiết yếu mà phải là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, đầu ra cho tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Các giải pháp ứng phó tình thế là cần thiết, nhưng giải bài toán cung – cầu, xây dựng các chuỗi ngành hàng bền vững là vấn đề lâu dài.Tiếp cận với yêu cầu đó, các “kịch bản” mở cửa, bên cạnh các yêu cầu phòng chống dịch bệnh, cần tập trung vào 3 trụ cột:Một là cần tiếp cận hệ thống, không thể mỗi nơi làm theo một kiểu, tăng cường liên kết vùng, liên vùng không phải là khẩu hiệu mà phải là mệnh lệnh.Hai là cần đầu tư hoàn thiện các chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực. Đối với các mặt hàng nông sản cần chuyển từ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu sang kinh tế nông nghiệp. Yêu cầu tăng hàm lượng chất xám, quản lý tốt vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, nâng cao giá trị.Ba là phải chuyển đổi các phương thức mua bán, trao đổi hàng hóa từ trực tiếp là chủ yếu sang phát huy thế mạnh của thương mại điện tử. Ông Nguyễn Phương Lam (giám đốc VCCI chi nhánh Cần Thơ):Cần sự điều phối sau giãn cáchThiệt hại cho đợt dịch này là rất lớn đối với ĐBSCL khi qua 8 tháng chỉ mới thu ngân sách 72.700 tỉ đồng, bằng 45% của năm 2020. Ước tính trong 3 tháng dịch bệnh, ngân sách mất gần 40.000 tỉ đồng.Tuy nhiên đây chỉ là những khó khăn bước đầu vì dịch bệnh vẫn còn tiếp diễn và chờ đủ vắc xin. Giai đoạn mở cửa này chỉ mới là “tiếp oxy” cho nền kinh tế, doanh nghiệp cần nhiều “liều thuốc bổ” mới có thể phục hồi. Tuy vậy, khi dịch chưa hết, cần phải chú trọng an toàn để sản xuất, không chủ quan, vì thế cách phòng chống dịch cũng cần thống nhất chung ở các địa phương vì thời gian qua bộc lộ rõ những bất cập trong chính sách và quy định chống dịch tại nhiều địa phương.Vì thế nếu không có sự điều phối chung cho các tỉnh thì ĐBSCL không thể có chiến lược kinh tế trong bình thường mới.T.Long – H.T.Dũng ghi

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post TP.HCM có thêm một trung tâm ‘chữa lành vết thương’ cho các F0 đã khỏi COVID-19
Next post Singapore tiếp tục lập kỷ lục về số ca mắc mới trong 24 giờ