Dừng test nhanh với người ra vào khu vực cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh

[ad_1]

Nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện hồi sức COVID-19 (TP Thủ Đức) – Ảnh: DUYÊN PHANViệc dừng đối với các lái xe, người đi cùng xe chở hàng hóa từ tỉnh ngoài vào khu vực cửa khẩu có đủ các điều kiện đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch từ chốt kiểm soát cầu Bạch Đằng và các chốt kiểm soát dịch ra, vào tỉnh.Người, xe nêu trên nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình kiểm soát và xét nghiệm COVID-19 tại chốt kiểm soát cầu Bạch Đằng (thị xã Quảng Yên) và các chốt kiểm soát ra, vào tỉnh và phương tiện đảm bảo nguyên vẹn giấy dán niêm phong đúng quy định thì sẽ không thực hiện test nhanh COVID-19 tại trạm kiểm soát liên hợp km15 – bến tàu Dân Tiến. Quy định này phù hợp với tình hình hiện nay, khi Quảng Ninh đã nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch để dần mở cửa các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời, tạo thuận lợi cho người, phương tiện chở hàng hóa lưu thông nhanh chóng, giảm chi phí cho doanh nghiệp vận tải, xuất khẩu hàng hóa.Những trường hợp khác vẫn tiếp tục cần được lấy mẫu test nhanh hoặc test ngẫu nhiên (miễn phí) để dự phòng và chủ động kiểm soát tình hình trong phòng, chống dịch COVID-19.Đây là giải pháp linh hoạt của thành phố Móng Cái ở khu vực biên giới nhằm đạt mục tiêu kép tại “vùng xanh”, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhân dân trong hoạt động kinh tế, đảm bảo an toàn cho các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới.Trước đó, từ ngày 6-9, tại trạm kiểm soát liên hợp km15 – bến tàu Dân Tiến, thành phố Móng Cái đã lấy mẫu test nhanh COVID-19 cho những người đi vào thành phố.Đi lại liên tỉnh như thế nào?Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết tính đến chiều ngày 4-10 đã nhận được 6.937 đơn gửi đăng ký qua hộp thư điện tử để đi liên tỉnh trong trường hợp cấp bách. Do số lượng đơn đăng ký qua email nhiều, sở đã phối hợp với các chuyên gia công nghệ để nhanh chóng có app đăng ký ngay trên website của Sở Giao thông vận tải để người dân điền thông tin. Phương án này đã triển khai xây dựng từ ngày 5-10 và hiện đang tập trung hoàn thiện để sớm nhất ngày 6-10 có thể vận hành. Người dân cần đọc kỹ hướng dẫn, lưu ý các điều kiện hợp lệ, điền mẫu đơn, gửi giấy tờ chứng minh đầy đủ để sở xem xét giải quyết và cần có chữ ký của mình ở trong đơn.Hôm 3-10, Bộ Y tế có hướng dẫn mới về việc đi lại giữa các vùng nguy cơ cao, rất cao, nguy cơ và bình thường mới, trong đó yêu cầu kể cả người đã tiêm đủ liều vắc xin và có kết quả xét nghiệm âm tính trong 72 giờ cũng phải cách ly tập trung, cách ly tại nhà, hoặc theo dõi sức khỏe tại nhà… tùy vùng đi/đến.Hướng dẫn này đang “vênh” với hướng dẫn đi lại bằng các phương tiện giao thông công cộng do Bộ Giao thông vận tải ban hành dựa trên đề nghị của Bộ Y tế (tiêm từ 1 mũi đi máy bay, tàu hỏa không phải xét nghiệm), đồng thời có khó khăn cho người có nhu cầu đi lại trong thời gian ngắn, đi công tác…Đợt phân bổ vắc xin thứ 55Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương vừa có quyết đinh phân bổ vắc xin đợt 55 với gần 1 triệu liều Pfizer. Trong số này, TP.HCM, Bình Dương cấp nhiều nhất, sau đó là Đồng Nai, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ…Đây là đợt phân bổ vắc xin thứ 55, tính chung đến nay đã có khoảng 60 triệu liều được phân bổ, gần 49 triệu liều đã tiêm, trong đó Hà Nội tính đến ngày 5-10 đã tiêm được trên 7,6 triệu liều, đạt 97,6% dân số trên 18 tuổi, 70,8% tổng dân số; 1,73 triệu người đã tiêm đủ mũi, đạt 28,8% dân số trên 18 tuổi và 20,9% tổng dân số.Tại TP.HCM, đã tiêm được gần 12 triệu mũi tiêm, trong đó khoảng 4,7 triệu người tiêm mũi 2. Tỉ lệ người trên 18 tuổi đã tiêm 1 mũi là 96,72%, người tiêm đủ 2 mũi là 64,7%, người trên 65 tuổi được tiêm 2 mũi là 69,98%. Đến ngày 5-10, TP đã có quận 5 và quận 11 đạt tỉ lệ tiêm chủng 100% ở cả mũi 1 và mũi 2.Đề nghị không xét nghiệm kháng thể sai mục đíchSở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi các cơ sở y tế trên địa bàn về việc xét nghiệm kháng thể COVID-19. Sở Y tế đề nghị các cơ sở y tế không sử dụng xét nghiệm kháng thể COVID-19 sai mục đích, không cần thiết, gây tốn kém và có thể gây tâm lý chủ quan trong thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, xét nghiệm huyết thanh phát hiện kháng thể không sử dụng để xác định đang nhiễm virus và không giúp xác định hiệu quả bảo vệ đối với bệnh COVID-19, chủ yếu phục vụ nghiên cứu, đánh giá dịch tễ, điều trị.Số mắc COVID-19 tại TP.HCM giảm đều từ đầu tháng 10 và ngày 5-10 là thấp nhất với 1.491 ca, 46 ngày trước đó luôn trên 2.000 ca, ngày cao điểm nhất là 8.510 ca. Số tử vong cũng giảm nhiều, trong 46 ngày vừa qua có 43 ngày số tử vong tại TP.HCM ở mức 3 con số, 3 ngày đầu tháng 10 xuống mức 2 con số, ngày 5-10 có cao hơn 3 ngày đầu tháng nhưng vẫn là mức thấp nhất trong 43 ngày.

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post HỎI – ĐÁP về dịch COVID-19: Trẻ em có bị triệu chứng ‘COVID kéo dài’?
Next post 18 ca tử vong do sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay trên cả nước