Lần đầu tiên can thiệp nội mạch cấp cứu bệnh nhân COVID-19 bị ho ra máu nặng

[ad_1]

Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới cấp cứu cho bệnh nhân – Ảnh: BVCCTrước đó, ngày 4-10, khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận một bệnh nhân nhiễm COVID-19 trong tình trạng ho ra máu nặng.Đây là bệnh nhân nữ, 26 tuổi, được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đầu tháng 8 trong tình trạng nhiễm COVID-19 nguy kịch, thở máy kéo dài 51 ngày, can thiệp ECMO 38 ngày.Tuy nhiên, trong khoảng nửa tháng nay, tình trạng ho ra máu qua mở khí quản vẫn diễn ra liên tục. Kết quả nội soi phế quản cho thấy máu chảy từ phân thùy S6 phổi bên phải. Sau khi tiến hành hội chẩn với khoa nội hô hấp và ngoại lồng ngực đánh giá tình trạng ho ra máu không đáp ứng điều trị nội khoa và nguy cơ tử vong phẫu thuật là rất cao. Êkip điều trị của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đã hội chẩn với khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Chợ Rẫy để quyết định điều trị can thiệp nội mạch cho bệnh nhân. Lần đầu tiên can thiệp nút mạch cấp cứu trên một bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng bị ho ra máu, êkip can thiệp của khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Chợ Rẫy đã chuẩn bị đầy đủ các bước kiểm soát nhiễm khuẩn, đồ phòng hộ, đảm bảo an toàn, nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân ngay khi vừa được chuyển đến. Sau can thiệp, hình ảnh chụp lại cho thấy bệnh nhân không còn chảy máu. Khi các chỉ số sinh hiệu ổn định, bệnh nhân đã được chuyển về lại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tiếp tục điều trị. Ngày 6-10, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới cũng cho biết hiện bệnh nhân không còn ho ra máu, đã ngừng sử dụng thuốc an thần để bắt đầu hồi tỉnh. PGS.TS Lê Văn Phước – trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Chợ Rẫy – cho biết hiện nay, trên thế giới can thiệp nội mạch nút tắc động mạch phế quản được xem là lựa chọn ưu tiên hàng đầu để điều trị tình trạng ho ra máu. Mỗi năm, khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Chợ Rẫy tiến hành can thiệp 200-300 trường hợp ho ra máu, trong đó có nhiều ca từ các bệnh viện bạn chuyển đến… Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên kỹ thuật nút mạch được thực hiện trên bệnh nhân COVID-19 bị ho ra máu nặng và đã có kết quả khả quan, mang lại nhiều cơ hội được cứu sống cho bệnh nhân COVID-19 không may bị ho ra máu nặng. Các bác sĩ cho biết ho ra máu là cấp cứu thường gặp trong nhiều bệnh lý như giãn phế quản, lao, ung thư… Nếu không kịp xử lý, ho ra máu nặng có tỉ lệ tử vong lên đến 50-75%. Ở bệnh nhân nhiễm COVID-19, ho ra máu rất ít gặp, ước tính chỉ vào khoảng 3%.Tình trạng ho ra máu ở các bệnh nhân này và nguy cơ biến chứng và tử vong cũng chiếm tỉ lệ cao hơn, đặc biệt là ở những bệnh nhân sử dụng kháng đông kéo dài. Với những bệnh nhân này, việc điều trị nội khoa bảo tồn có thể dẫn đến thất bại và phẫu thuật trong tình trạng bệnh nhân suy hô hấp, thở máy vì nhiễm COVID-19 lại có tỉ lệ tử vong rất cao.Vì vậy, can thiệp nút mạch được xem là chỉ định phù hợp nhất cho các bệnh nhân không may rơi vào tình trạng này.

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post HỎI – ĐÁP về dịch COVID-19: Thuốc Molnupiravir là gì, hiệu quả ra sao, có tác dụng phụ không?
Next post Tin COVID-19 chiều 6-10, cả nước 4.363 ca mới, chỉ còn gần 70.000 bệnh nhân đang điều trị