Cuối tháng 10 các bệnh viện dã chiến ở TP.HCM ngừng hoạt động, hoàn thành ‘sứ mệnh’

[ad_1]

Nhân viên y tế tại Bệnh viện dã chiến số 14, quận Tân Phú, TP.HCM hoàn thiện những khâu cuối cùng để đón bệnh nhân (ảnh chụp chiều 16-9) – Ảnh: QUANG ĐỊNHSở Y tế TP.HCM ngày 8-10 có tờ trình gửi UBND TP.HCM về lộ trình tái cấu trúc bệnh viện dã chiến trên địa bàn giai đoạn sau 1-10.Bệnh viện dã chiến TP ngừng hoạt động Theo Sở Y tế TP, trước tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, để chuẩn bị cho học sinh – sinh viên các trường đại học, cao đẳng bắt đầu trở lại học tập cũng như đưa các khu nhà tái định cư đi vào cuộc sống phục vụ người dân, đơn vị xây dựng lộ trình ngừng hoạt động đối với các bệnh viện dã chiến TP. Theo đó, các bệnh viện dã chiến của TP sẽ lần lượt ngừng hoạt động vào cuối tháng 10, tháng 11 và tháng 12-2021. Trong đó, các bệnh viện dã chiến số 3, số 6, số 8 ở khu tái định cư Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) sẽ ngừng hoạt động sau cùng (cuối tháng 12-2021) do được đầu tư hệ thống nguồn oxy lỏng, giường hồi sức để đảm trách tiếp nhận F0 khi các bệnh viện dã chiến khác ngừng hoạt động. Bệnh viện dã chiến số 5 (Thuận Kiều Plaza, quận 5) cũng nằm trong danh sách do yêu cầu hỗ trợ tiếp nhận các trường hợp F0 mức độ nhẹ và trung bình từ các bệnh viện trong khu vực trung tâm TP (Bệnh viện Nguyễn Trãi, Nguyễn Tri Phương, An Bình). Duy trì, mở rộng bệnh viện dã chiến quận huyện Nhân viên y tế tại Bệnh viện dã chiến số 14 kiểm tra hệ thống oxy – Ảnh: QUANG ĐỊNHTheo Sở Y tế TP, khi giải thể các bệnh viện dã chiến của TP, các bệnh viện dã chiến của quận, huyện vẫn duy trì đảm trách tiếp nhận các trường hợp F0 mới không đủ điều kiện cách ly tại nhà. Tính đến ngày 8-10, toàn TP có 15 bệnh viện dã chiến quận, huyện đi vào hoạt động với tổng quy mô gần 7.000 giường. Sở Y tế TP kiến nghị UBND TP chỉ đạo tất cả các quận, huyện duy trì; hoặc sớm thành lập (chưa có) các bệnh viện dã chiến, với quy mô 300 – 500 giường/bệnh viện. Trong đó có 30-50 giường oxy, do bệnh viện quận, huyện hoặc bệnh viện TP trên cùng địa bàn đảm trách. Các bệnh viện dã chiến quận, huyện đang sử dụng cơ sở hạ tầng là trường học cần chuẩn bị phương án di dời sang cơ sở hạ tầng mới phù hợp. Ưu tiên sử dụng nguồn đất công thành lập bệnh viện dã chiến để có thể sử dụng lâu dài.  Việc duy trì và phát triển mô hình bệnh viện dã chiến quận, huyện; theo Sở Y tế TP sẽ giúp các bệnh viện quận huyện “rảnh tay” chuyển đổi trở lại công năng ban đầu là khám chữa bệnh thông thường cho người dân trên địa bàn. Sắp xếp các trung tâm hồi sức ra sao? Điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 nặng tại Bệnh viện hồi sức COVID-19 TP Thủ Đức – Ảnh: DUYÊN PHANHiện nay, toàn TP có 95 cơ sở y tế điều trị COVID-19, trong đó có 10 trung tâm hồi sức tích cực. Trong số này có 3 trung tâm hồi sức COVID-19 lớn thuộc Bệnh viện Bạch Mai, Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) và Trung ương Huế quản lý. Các trung tâm hồi sức này được bố trí cạnh các bệnh viện dã chiến mới được xây dựng như Bệnh viện dã chiến số 16 (quận 7), số 13 (Bình Chánh) và số 14 (quận Tân Phú).Sở Y tế TP kiến nghị UBND TP cho phép các bệnh viện TP tiếp nhận và triển khai mô hình “bệnh viện dã chiến 3 tầng” tại các bệnh viện dã chiến này sau khi lực lượng chi viện của các bệnh viện rút quân. Cụ thể sắp xếp như sau: – Bệnh viện ĐH Y dược TP tiếp nhận trung tâm hồi sức thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, dự kiến tiếp nhận vào ngày 15-10. – Bệnh viện Nhân dân Gia Định tiếp nhận trung tâm hồi sức thuộc Bệnh viện Bạch Mai, dự kiến tiếp nhận vào ngày 20-10. – Bệnh viện Nhân dân 115 tiếp nhận trung tâm hồi sức thuộc Bệnh viện Trung ương Huế, dự kiến tiếp nhận vào cuối năm 2021. Lúc đó, các trung tâm hồi sức sẽ sáp nhập với Bệnh viện dã chiến số 16, 13, 14 trở thành các “bệnh viện dã chiến 3 tầng”. Sở Y tế TP sẽ điều động luân phiên nhân viên y tế (bao gồm bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên) từ các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa TP; quận, huyện đến các “bệnh viện dã chiến 3 tầng” vận hành hệ thống điều trị. Song song điều trị bệnh nhân, các bệnh viện đảm trách trung tâm hồi sức sẽ chịu trách nhiệm đào tạo chuyên khoa hồi sức cấp cứu cho các y bác sĩ trong thời gian luân phiên công tác tại các bệnh viện này.Bệnh nhân xuất viện tại Bệnh viện dã chiến Phú Nhuận. Sau nhiều tháng hoạt động, các bệnh viện dã chiến đã dần hoàn thành “sứ mệnh” – Ảnh: DUYÊN PHAN16 bệnh viện với 37.000 giườngTính từ đầu tháng 7-2021 đến nay, TP đã thành lập 16 bệnh viện dã chiến (cấp TP) với quy mô khoảng 37.000 giường, nhiệm vụ chính tiếp nhận điều trị các trường hợp F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ. Hiện còn đang điều trị khoảng 9.443 trường hợp F0.Các bệnh viện dã chiến TP được trưng dụng từ khu nhà tái định cư, ký túc xá của trường đại học, cao đẳng nên không thể sử dụng lâu dài. Theo đánh giá, vai trò và chức năng của các bệnh viện dã chiến là không thể thiếu trong công tác phòng, chống dịch, góp phần giảm tải cho các bệnh viện điều trị COVID-19.

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post Tin sáng 9-10: TP.HCM có 20 chợ mở lại, Cần Thơ mở đường bay đến 7 tỉnh thành
Next post Tổng đài bảo vệ trẻ em ‘nóng’ với số cuộc gọi tăng