HỎI – ĐÁP về dịch COVID-19: Tại sao cần phải tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em?

[ad_1]

Thiếu niên 14 tuổi được tiêm liều Soberana trong thử nghiệm vắc xin COVID-19 cho trẻ em tại Cuba ngày 29-6-2021. Đầu tháng 9, Cuba bắt đầu tiêm chủng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên – Ảnh: REUTERSTrung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ CDC khuyến cáo tiêm vắc xin cho nhóm từ 12 tuổi trở lên để giúp trẻ giảm nguy cơ mắc COVD-19, ngăn ngừa bệnh lây lan, không trở nặng.Thực tế tại nhiều nước đã chứng minh việc tiêm phòng cho trẻ em có tác dụng giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh và ngăn các biến thể phát triển. Kết quả nghiên cứu với 2.200 trẻ em Mỹ ở nhóm tuổi 12-15, trong đó một nửa được tiêm vắc xin của Pfizer, cho thấy không có ai trong nhóm này mắc COVID-19 sau khi tiêm; trong khi có 16 trẻ em trong nhóm không tiêm vắc xin ghi nhận mắc bệnh sau đó. Kết quả thử nghiệm vắc xin của Moderna ở 3.732 trẻ em nhóm tuổi này cũng cho thấy khả năng đáp ứng miễn dịch ở trẻ từ 12-17 là tương tự như khi tiêm ở người trưởng thành. Trong khi đó, một nghiên cứu được thực hiện tại Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất cho thấy hơn 96% trẻ em và thanh thiếu niên được tiêm hai liều vắc xin của Hãng Sinovac đã phát triển các kháng thể chống lại SARS-CoV-2. Đối với vắc xin của Sinopharm, kết quả nghiên cứu chỉ ra 96,1% số trẻ em tiêm đủ 2 mũi tạo ra lượng kháng thể lớn để chống lại virus SARS-CoV-2. Các thử nghiệm lâm sàng tại Cuba cũng cho thấy vắc xin do nước này sản xuất có hiệu quả hơn 90% trong việc bảo vệ trẻ em chống lại COVID-19.Giới chuyên gia khẳng định vắc xin là an toàn với các nhóm tuổi thanh thiếu niên. EMA thông báo các tác dụng phụ của vắc xin ở trẻ em tương tự như ở người lớn, bao gồm đau và sưng tại chỗ tiêm, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ và khớp, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, buồn nôn, nôn và sốt. Nhưng các phản ứng này thường ở mức nhẹ hoặc trung bình và cải thiện trong vài ngày. Bác sĩ Candice Robinson, phụ trách mảng y tế của Cơ quan Y tế công cộng Chicago (Mỹ), cho biết các thử nghiệm vắc xin với trẻ từ 12-15 tuổi cho thấy “rất hiệu quả và không có lo ngại lớn nào về độ an toàn”. Bác sĩ Frank Belmonte, tại Bệnh viện Advocate Children (Mỹ), cũng lưu ý rằng tiêm phòng cho trẻ có thể giúp ngăn chặn lây lan dịch ở người trưởng thành. Ông Belmonte lập luận: “Thực tế là ở độ tuổi từ 12-18, chỉ có 20% nguy cơ nhiễm bệnh. Nhưng ngay cả khi trẻ em không thực sự ốm nặng vì virus, chúng cũng có thể lây truyền cho các thành viên trong gia đình hoặc cho những người dễ bị tổn thương trong cộng đồng”.Đồng ý với nhận định trên, chuyên gia dịch tễ học Manfred Green, giáo sư Trường đại học Y tế cộng đồng thuộc Đại học Haifa (Israel), nhấn mạnh: “Cần tiêm phòng cho trẻ em để kiểm soát đại dịch. Bởi việc tiêm phòng cho trẻ em sẽ giúp giảm số người chưa được miễn dịch trong cộng đồng”. Có thể thấy nhiều quốc gia trên thế giới đang coi việc tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho trẻ em là một trong những giải pháp chủ chốt để tiến tới mở cửa trường học, cho phép trẻ em tham gia các hoạt động trong đời sống xã hội, dần đưa cuộc sống trở lại bình thường, đồng thời cũng để bảo vệ trẻ em trước nguy cơ mắc bệnh và tử vong. Việc tiêm chủng cho trẻ em cũng giúp giảm nguy cơ truyền bệnh cho người khác và giúp nhanh chóng tạo miễn dịch cộng đồng, từ đó góp phần bảo vệ xã hội trước virus SARS-CoV-2.

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post Lần đầu tiên TP.HCM tiêm vắc xin Sputnik V phòng COVID-19 cho người dân
Next post Tháng phòng chống ung thư vú: ‘Bưởi hay chanh, khỏe tươi xanh mới đẹp’