Tin sáng 18-10: Lào và Philippines lắng dịu, Brunei, Nga phức tạp với ca nhiễm và tử vong cao

[ad_1]

Cánh đàn ông tụ tập nâng ly tại quán rượu Fortune of War pub ngay sau nửa đêm khi các doanh nghiệp được mở cửa lại tại Sydney, Úc sau gần 4 tháng đóng cửa vì COVID-19 ngày 11-10 – Ảnh: REUTERSTại Đông Nam Á, tình hình dịch COVID-19 đang có chiều hướng lắng dịu ở Lào và Philippines. Ngày 17-10, Bộ Y tế Lào cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 296 ca mắc mới, trong đó có 283 ca cộng đồng tại 10 tỉnh/thành; còn lại là ca nhập cảnh được cách ly ngay. So với những ngày trước đó, số ca mắc mới tại Lào có xu hướng giảm. Tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào hiện là 32.029 ca, trong đó có 40 ca tử vong – tăng 2 ca trong 24 giờ qua. Bộ Y tế Lào cho biết tuy số ca mắc mới có giảm nhưng vẫn ở mức cao nên hiện nước này đang cố gắng đảm bảo cung cấp đầy đủ dịch vụ chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19, đồng thời vận động các địa phương tổ chức đội y tế khẩn cấp để ứng phó với diễn biến dịch bệnh. Ngoài ra nhiều tỉnh của Lào như Luang Prabang, Khammuan… đã ra lệnh kéo dài thời gian phong tỏa để ngăn chặn nguy cơ bùng phát trên diện rộng.Tại Philippines, ngày 17-10 là ngày thứ 5 liên tiếp số ca mắc mới COVID-19 ở nước này ở dưới 8.000 ca. Theo Bộ Y tế nước này, với 6.913 ca mắc COVID-19 mới ghi nhận, hiện nước này có tổng cộng 2.720.368 ca mắc, trong đó 40.675 ca tử vong – tăng 95 ca trong 24 giờ qua. Số ca mắc mới tại Philippines đã giảm dưới 8.000 ca/ngày kể từ hôm 13-10 vừa qua, song giới chức vẫn khuyến cáo người dân không lơ là và tuân thủ các quy định phòng dịch để ngăn chặn một làn sóng lây nhiễm mới. Trước đó, Philippines ghi nhận số ca mắc mới theo ngày ở mức cao nhất từ trước đến nay vào ngày 11-9 với 26.303 ca.Tại Brunei, tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp. Ngày 17-10, Brunei có 504 ca mắc mới COVID-19, mức cao nhất từ trước đến nay, đưa tổng số ca mắc ở nước này lên 10.860 ca. Trước đó hai ngày, nước này cũng ghi nhận ca mắc mới cao nhất với 423 ca. Brunei từng giữ kỷ lục 457 ngày liên tiếp không có ca lây nhiễm trong cộng đồng cho đến khi phát hiện 7 ca vào ngày 7-8 vừa qua. Ở thời điểm đó, tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này là 340 ca. Tính đến nay, tại Brunei ghi nhận 74 ca tử vong vì COVID-19 và 8.045 trường hợp được điều trị khỏi.Tại châu Âu, dịch COVID-19 tiếp tục nóng lên ở Nga. Với số ca mắc mới cao kỷ lục 34.303 ca trong 24 giờ qua, tổng số ca mắc ở nước này hiện đã lên tới 7.992.687 ca. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng 997 ca – gần chạm mốc cao kỷ lục 1.002 ca ghi nhận trước đó một ngày, lên tổng số 223.312 ca. Trong khi đó, số ca phục hồi tăng 18.717 ca lên 7.000.624 ca. Hiện hơn 47,2 triệu người Nga đã tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ.Trung tâm hồi sức do Bệnh viện Việt Đức phụ trách tại TP.HCM thời điểm cao điểm của dịch – Ảnh: BYTTại Việt Nam, theo quyết định của Bộ Y tế, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức – Bệnh viện chuyên khoa hạng đặc biệt – hoạt động bình thường trở lại từ 0h sáng nay 18-10.Bệnh viện Việt Đức ghi nhận ca bệnh không rõ nguồn lây từ đầu tháng 10 tại toà nhà D, ngay sau đó hơn 1.000 bệnh nhân, người nhà bệnh nhân được chuyển đi cách ly. Cho đến nay, ổ dịch đã được khống chế.Bộ Y tế cũng cho biết việc đưa Bệnh viện Việt Đức hoạt động trở lại có ý nghĩa rất lớn, do đây là bệnh viện đầu ngành, tuyến cuối, thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân nặng từ các tuyến chuyển đến. Mỗi năm bệnh viện cũng thực hiện hàng chục ngàn ca mổ, trong đó có nhiều ca khó cứu chữa cho người bệnh. Thời gian qua, 1/3 y bác sĩ Việt Đức đã ở TP.HCM từ đầu tháng 8 và phục trách 1 Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19. Bệnh viện vừa bàn giao Trung tâm cho TP.HCM quản lý, trong hơn 2 tháng vừa qua, Trung tâm hồi sức do Việt Đức phụ trách đã tiếp nhận và điều trị cho 1.300 bệnh nhân. Trước tình hình dịch COVID-19 tại TP.HCM liên tục có nhiều tín hiệu khả quan sau gần 5 tháng phòng chống tích cực, trong 3 ngày qua (từ 15 đến 17-10), các y bác sĩ tại 3 bệnh viện lớn Chợ Rẫy, Thống Nhất, Bệnh nhiệt đới đã lên đường “chia lửa” các tỉnh thành phía Nam chống dịch, khi họ cũng vừa hoàn thành nhiệm vụ chống dịch tại TP.Các bác sĩ Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM lên đường hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận chống dịch – Ảnh: THU HIẾNSóc Trăng, Ninh Thuận và Cà Mau là các địa phương có tình hình dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp, với nhiều ca nhiễm mới. Riêng tỉnh Sóc Trăng, từ ngày 12 đến 16-10 số ca nhiễm mới tăng nhanh (từ 1.500 lên 3.000 ca), dẫn đến số ca nặng tăng.Đã tiếp nhận 92,5 triệu liều vắc xin, tiêm được trên 64 triệu liềuBộ Y tế cho biết cho đến nay đã tiếp nhận 92,5 triệu liều vắc xin COVID-19 và đã tiêm được trên 64 triệu liều. Như vậy vẫn còn 28 triệu liều trong các kho bảo quản, tiến độ tiêm chủng những ngày gần đây đạt 1,2 – 1,3 triệu mũi/ngày, có tăng hơn nhưng chưa đạt tiến độ Bộ Y tế đề nghị là ít nhất 2 triệu mũi/ngày.Đến nay khoảng 62% người từ 18 tuổi được tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin, tỉ lệ tiêm đủ liều đạt 25% người từ 18 tuổi. Tuy nhiên so với thế giới con số này còn thấp, tỉ lệ chung của thế giới đã đạt hơn 36% tiêm đủ liều.

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post Phụ huynh muốn biết loại vắc xin tiêm cho trẻ, có những ‘ứng viên’ nào?
Next post Trò chuyện trực tuyến với Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn và 2 bác sĩ tuyến đầu tại TP.HCM