Tiêm vắc xin cho trẻ em: Bộ Y tế cần là tổng chỉ huy
[ad_1]
Bà Nguyễn Thị Mai Hoa – Ảnh: N.AN* Thưa bà, Bộ Y tế cho hay cuối tháng 10 triển khai tiêm vắc xin cho trẻ, nhưng đến thời điểm này nhiều địa phương vẫn rất sốt ruột vì không rõ lộ trình cụ thể nên khá bị động, lúng túng. Bộ Y tế lại nói địa phương tùy tình hình quyết định. Vậy theo bà, vấn đề tiêm vắc xin cho trẻ em cần được nhìn nhận như thế nào?- Việc tiêm vắc xin là giải pháp tốt nhất để bảo vệ trẻ em khi dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, cũng là điều kiện cần và đủ để mở cửa trường học. Các em học sinh cũng đã rời trường học quá lâu; chất lượng dạy và học trực tuyến khó bảo đảm trong điều kiện máy tính thiếu và sóng yếu; nhiều vấn đề về tâm lý, sức khỏe, sự an toàn của trẻ liên quan đến việc học trực tuyến đặt ra yêu cầu cấp bách cần phải sớm đẩy nhanh việc tiêm vắc xin cho trẻ em sớm trở lại trường.Trên thực tế, tôi cho rằng cần ghi nhận sự quyết tâm của Chính phủ, Bộ Y tế và các địa phương để đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin cho trẻ em. Tuy nhiên, dù Bộ Y tế đã 2 lần có văn bản hướng dẫn, các địa phương cũng chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện để triển khai; nhưng đến nay đã cuối tháng 10, việc triển khai trên thực tế còn lúng túng, đó là điều đáng tiếc.Đúng là tiêm vắc xin cho trẻ em phải an toàn nhưng cũng cần sớm hơn, và vướng mắc cần được tháo gỡ chính là câu chuyện phân định quyền hạn, trách nhiệm giữa địa phương và Bộ Y tế để tránh tình trạng bị động, lúng túng kéo dài như một số địa phương đang phản ánh.* Theo bà, Bộ Y tế nên chủ động phối hợp với địa phương ra sao?- Tôi cho rằng trong lúc này, khi đang chờ vắc xin về số lượng đủ lớn, Bộ Y tế và các địa phương cần phải chủ động hơn trong khâu phối hợp thực hiện, chủ động triển khai nhiệm vụ của mình trong điều kiện, khả năng có thể. Đối với địa phương, cần bảo đảm các điều kiện để bảo quản vắc xin, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng cán bộ y tế và các phương tiện, thiết bị để khi vắc xin về là có thể triển khai ngay.Đối với Bộ Y tế, ngoài việc đẩy nhanh tiến độ tìm nguồn vắc xin cho trẻ em, cũng cần chủ động kế hoạch phân bổ vắc xin cho các địa phương trên cơ sở phân tích nhu cầu, điều kiện.Thay vì chờ đợi vắc xin hay việc quy trách nhiệm các bên, để tránh rơi vào bị động, bộ ngành và địa phương cần phối hợp chặt chẽ, thống nhất, cùng chia sẻ để trung ương và địa phương cùng phối hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu, có phương án kỹ lưỡng nhất, sẵn sàng cho việc tiêm khi vắc xin về nhiều.Đặc biệt, cần lưu ý vấn đề tuyên truyền để có được sự ủng hộ của các bậc cha mẹ học sinh đối với việc tiêm vắc xin cho trẻ. Tức là cần tăng cường cung cấp thông tin, hướng dẫn, khuyến cáo cha mẹ về vấn đề tiêm vắc xin cho trẻ em để họ yên tâm quyết định việc tiêm vắc xin cho con. Đây là trách nhiệm chung của cơ quan chuyên môn, các địa phương, các nhà trường, nhằm góp phần thực hiện chủ trương đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin cho trẻ em Việt Nam trong thời gian tới.Trao quyền và phân định trách nhiệmVướng mắc hiện nằm ở trao quyền và phân định trách nhiệm giữa các bên. Muốn tiêm vắc xin sớm và an toàn cho trẻ em, cần có sự khuyến cáo đầy đủ về mặt chuyên môn.Đến nay, các nhà chuyên môn khuyến cáo vắc xin tiêm cho trẻ em là Pfizer, nhưng Việt Nam lại chủ yếu nhập vắc xin AstraZeneca và có kinh nghiệm tiêm với loại vắc xin này, nên yêu cầu triển khai tiêm cho trẻ em với vắc xin Pfizer cần được hướng dẫn kỹ lưỡng hơn.Việc trao quyền cho các địa phương là cần thiết trong triển khai tiêm vắc xin, nhưng địa phương cũng chỉ có thể chủ động trong việc rà soát nhu cầu tiêm cho trẻ em, xây dựng kế hoạch triển khai. Còn phân bổ vắc xin cho địa phương vào các thời điểm cụ thể để đảm bảo an toàn, hiệu quả lại cần vai trò điều tiết của Bộ Y tế. Phải có sự phối hợp chặt chẽ, linh hoạt, kịp thời giữa Bộ Y tế và địa phương.Bộ Y tế cần phát huy vai trò tổng chỉ huy, thông tin về thời gian và số lượng phân bổ vắc xin cho từng địa phương một cách hợp lý, kịp thời để các địa phương chủ động triển khai thực hiện.Tuần này sẽ có hướng dẫnBộ Y tế vừa có công văn gửi các tỉnh thành, đề nghị đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng cho người từ 18 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian và tiêm cho người từ 50 tuổi trở lên, từng bước mở rộng tiêm cho người dưới 18 tuổi.Thông tin từ Bộ Y tế cho biết tính đến ngày 21-10, bộ này đã phân bổ 97 triệu liều vắc xin cho các địa phương và đã tiêm chủng (đến 25-10) là 74,35 triệu liều cho người từ 18 tuổi trở lên, nhiều tỉnh thành đã phân bổ đủ vắc xin bao phủ 2 mũi cho người từ 18 tuổi.Tiêm vắc xin cho người từ 18 tuổi tại một điểm tiêm ở TP.HCM – Ảnh: Q.Đ.Tiêm vắc xin cho trẻ 12 – 17 tuổi ra sao?Hiện có ít nhất 4 tỉnh thành đã tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho trẻ 12 – 17 tuổi, mặc dù số lượng trẻ được tiêm mới ở diện rất hạn chế. Từ ngày 14-10, Bộ Y tế đã có hướng dẫn tiêm vắc xin cho trẻ nhưng không công bố tiêm vắc xin gì, liều dùng như thế nào.Đến ngày 25-10, Bộ Y tế lại có công văn gửi các địa phương yêu cầu sớm hoàn thành tiêm chủng cho người từ 18 tuổi, tiến tới mở rộng tiêm chủng cho độ tuổi 12 – 17.Với độ tuổi 12 – 17, Bộ Y tế cho biết việc tiêm chủng sẽ thực hiện theo hướng dẫn ngày 14-10 của Bộ Y tế, căn cứ vào tình hình dịch, điều kiện của địa phương, nguồn vắc xin…Tuy nhiên, đến nay điều mà các bậc cha mẹ rất quan tâm là con họ sẽ được tiêm loại vắc xin ngừa COVID-19 nào thì hướng dẫn ngày 14-10 lại không nói rõ, chỉ hướng dẫn “là loại vắc xin có chỉ định sử dụng cho trẻ 12 – 17 tuổi”. Sự không rõ ràng này gây lo lắng cho các phụ huynh.Các nơi triển khai tiêm “chính thống” thì đang đợi Bộ Y tế, nhưng “âm thầm” thì đã có ít nhất 4 tỉnh thành tiêm cho trẻ 12 – 17 tuổi với số lượng nhỏ.Hướng dẫn cụ thể về loại vắc xin, liều tiêm, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm, theo thông tin riêng của Tuổi Trẻ, sẽ do Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia xây dựng và trình Bộ Y tế ký ban hành trong tuần này. Cụ thể, vắc xin sử dụng là Pfizer, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 21 ngày, liều dùng cho trẻ 12 – 17 tuổi sẽ tương tự như liều dùng cho người lớn.Tiêm vắc xin không ảnh hưởng đến gene?Đây là câu hỏi được đặt ra nhiều, các bậc cha mẹ lo khi tiêm vắc xin cho nhóm trẻ đang tuổi phát triển có thể ảnh hưởng đến sinh sản về sau hoặc ảnh hưởng đến gene.Trả lời Tuổi Trẻ, một chuyên gia rất nhiều kinh nghiệm về tiêm chủng mở rộng khẳng định không ảnh hưởng. Theo chuyên gia này, vắc xin không tích hợp vào nhân của tế bào mà chỉ tác động đến phần ngoài tế bào, không ảnh hưởng bộ gene của người.Mặt khác, không phải tế bào nào vắc xin cũng “chui vào”, mà chỉ chui vào một số tế bào chuyên biệt là tế bào miễn dịch, đây là loại tế bào sẽ tự hủy sau một thời gian và xuất hiện loạt tế bào mới. Đã có nhiều quốc gia triển khai tiêm cho trẻ 12 – 17 tuổi, thậm chí ở lứa tuổi thấp hơn.Thời gian chuẩn bị tiêm chủng cho trẻ đã gần kề. Có ý kiến cho rằng với số lượng trẻ hiện có và khả năng tiêm chủng hiện nay của các cơ sở y tế, chỉ hơn 1 tuần là hoàn tất tiêm cho 8,1 triệu trẻ 12 – 17 tuổi. Bộ Y tế cần sớm thông báo rõ ràng để gia đình và trẻ không quá lo lắng trước chiến dịch lớn, chuẩn bị cho trẻ trở lại trường học.LAN ANHSở Y tế TP.HCM đề nghị dùng vắc xin PfizerTheo Sở Y tế TP.HCM, hiện nay Bộ Y tế chưa có hướng dẫn loại vắc xin sử dụng để tiêm cho trẻ, chưa có hướng dẫn khám sàng lọc trước khi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 – 17 tuổi. Trong khi chờ Bộ Y tế hướng dẫn, Sở Y tế TP đã đề nghị Viện Pasteur TP.HCM chấp thuận cho phép sử dụng loại vắc xin của Pfizer để tiêm cho trẻ từ 12 – 17 tuổi và hướng dẫn, tập huấn chuyên môn.T.DƯƠNG
[ad_2]