Ca COVID-19 trong cộng đồng tăng nhanh, miền Tây tập trung truy vết, phong tỏa hẹp
[ad_1]
Công an TP Long Xuyên (An Giang) kiểm tra người từ vùng dịch về tỉnh này – Ảnh: BỬU ĐẤUAn Giang cho biết vừa ghi nhận thêm 222 ca COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm lên 9.798. Số ca nhiễm trong cộng đồng tại TP Long Xuyên diễn biến phức tạp, liên quan chủ yếu đến ổ dịch thuộc khóm Hòa Thạnh, phường Mỹ Thạnh. Ngoài ra, huyện Chợ Mới cũng có số ca mắc cao như xã Hội An và Long Điền B.Ngày 27-10, UBND tỉnh An Giang vừa có văn bản yêu cầu tăng cường giám sát và kiểm soát dịch COVID-19 khi thực hiện nghị quyết 128. Yêu cầu các địa phương tiếp tục rà soát tất cả người đi về từ các tỉnh, thành phố có số mắc cao (như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An…) và các địa bàn dịch thuộc cấp độ 3, 4.Ông Trần Quang Hiền – giám đốc Sở Y tế tỉnh An Giang – cho biết tỉ lệ tiêm vắc xin của tỉnh mũi 1 đạt trên 75%, mũi 2 đạt gần 11%. Nhiều ổ dịch bùng phát trong thời gian gần đây được xác định là do người tự phát về từ vùng dịch nhiều, khó quản lý. Đến nay, An Giang đã có gần 65.000 người từ TP.HCM và các tỉnh về và ghi nhận trên 1.000 ca nhiễm COVID-19 trong số người này. “Thống kê cho thấy tỉ lệ nhiễm từ người vùng dịch về trên 1,5%. Giải pháp quyết liệt và lâu dài của An Giang là đẩy nhanh tốc độ bao phủ vắc xin để vừa đạt tiêu chí tiêm chủng vừa giảm tỉ lệ tử vong và phục hồi kinh tế. Có dịch thì phong tỏa hẹp, truy vết nhanh” – ông Hiền khẳng định. 10 ngày qua, ngày nào Sóc Trăng cũng ghi nhận nhiều ca COVID-19 trong cộng đồng. Riêng ngày 26-10, Sóc Trăng phát hiện 72 ca COVID-19 qua sàng lọc, cao nhất từ trước đến nay. Tính đến ngày 26-10, tỉnh này ghi nhận 4.655 ca COVID-19, nhiều nhất là huyện Trần Đề với 1.553 ca. Ông Trần Văn Lâu – chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng – yêu cầu người dân về Sóc Trăng chủ động đến ngay các trạm y tế xã, phường, thị trấn để khai báo y tế và làm xét nghiệm nhanh. Sóc Trăng đang tập trung công tác dịch tễ và đẩy mạnh tiêm vắc xin COVID-19, quyết tâm tiêm phủ 100%. Có 82,32% người trên 18 tuổi ở Sóc Trăng tiêm 1 mũi và gần 18% được tiêm mũi 2.Bên cạnh việc phong tỏa hẹp, truy vết nhanh, các địa phương ở miền Tây đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin, cố gắng phủ 100% mũi 1 trong thời gian sớm nhất có thể. Trong ảnh: tiêm vắc xin cho người dân tại TP Cần Thơ – Ảnh: CHÍ QUỐCBan chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Bạc Liêu cho biết trong ngày 27-10 có thêm 242 ca COVID-19, với 157 ca trong cộng đồng (58 ca nhiễm liên quan Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi và Công ty TNHH Châu Bá Thảo) tập trung tại thị xã Giá Rai, huyện Vĩnh Lợi, huyện Đông Hải và TP Bạc Liêu.Bạc Liêu đã lập các chốt kiểm soát tại xã, phường, thị trấn có cấp độ dịch là cấp 3 (vùng cam) và cấp 4 (vùng đỏ), chỉ có người đã tiêm 1 mũi, 2 mũi vắc xin hoặc bệnh nhân đã khỏi bệnh COVID-19 mới được ra đường.Lãnh đạo UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết nếu có ca lây nhiễm trong cộng đồng nơi nào thì phong tỏa hẹp, dập dịch nơi đó, không phong tỏa diện rộng gây ách tắc, không phát triển kinh tế – xã hội được. Mở cửa phải chấp nhận dịch có thể lây lan trong cộng đồngTheo Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Cần Thơ, tình hình dịch COVID-19 trong mấy ngày gần đây có dấu hiệu gia tăng trở lại và diễn biến phức tạp tại một số khu vực thuộc quận Ninh Kiều và Thốt Nốt.Ngày 26-10, ghi nhận 128 ca COVID-19 mới, cao nhất từ ngày 5-9 đến nay, tập trung tại quận Ninh Kiều. Trước đó tại quận Thốt Nốt cũng ghi nhận chùm ca bệnh ở Nhà máy Chế biến thủy sản cá Việt Nam, quận đã phong tỏa nhà máy để lấy mẫu xét nghiệm.Theo nhận định của Sở Y tế TP Cần Thơ, việc mở lại các hoạt động kinh doanh, mua bán, dịch vụ ăn uống, đi lại… đương nhiên sẽ phải chấp nhận dịch bệnh có thể lan trong cộng đồng. Tuy nhiên theo chỉ đạo, việc phong tỏa phải tổ chức theo diện hẹp như nhà, khu vực, khu phố. Đồng thời biện pháp vẫn là tổ chức lấy mẫu test nhanh, khoanh vùng khu vực liên quan; truy vết để cắt nguồn lây. Hiện thành phố xem các ca phát hiện qua sàng lọc tại cơ sở y tế là ca cộng đồng.
[ad_2]