TP.HCM chính thức tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho học sinh
[ad_1]
Video: Sáng 27-10, nhiều em học sinh tại huyện Củ Chi phấn khởi đi tiêm vắc xinChứng kiến mở màn chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ sáng 27-10 tại Trường tiểu học thị trấn Củ Chi, có sự tham dự của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cùng lãnh đạo ngành y tế và ngành giáo dục. Từ sáng sớm, đông đảo học sinh của 3 trường THPT trên địa bàn huyện Củ Chi, bao gồm Trường THPT Củ Chi, Tân Thông Hội và Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Củ Chi (độ tuổi 16-17 tuổi) đã tập trung đến điểm Trường tiểu học cơ sở Thị trấn Củ Chi để khám sàng lọc trước khi tiêm. Đông đảo phụ huynh cũng có mặt, ngóng theo con như thể đang bước vào một kỳ thi quan trọng.Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, học sinh được chia làm nhiều tốp, thầy cô và nhân viên y tế hướng dẫn đi vào sàng lọc và tiêm ở 3 khu vực khác nhau. Các em đều được sắp xếp ngồi tại các dãy ghế đảm bảo khoảng cách, trật tự.Ông Lê Bá Hùng (44 tuổi) cho biết gia đình có 4 người, trong đó 3 người lớn đã được tiêm vắc xin, còn một cháu đang theo học lớp 12 vẫn chưa được tiêm. Khi biết thông tin đăng ký tiêm vắc xin cho con, ông đã nhanh chóng đăng ký. Từ 7h kém, hai cha con tranh thủ ăn sáng rồi chạy đến trường. Ông không quên dặn dò con ổn định tâm lý khi tiêm.Còn nhà bà N.V.H. (32 tuổi) có 5 người, 2 người lớn đã được tiêm vắc xin còn 3 trẻ đang theo học các lớp 6, 8 và 12 vẫn chưa được tiêm nên những ngày qua gia đình rất lo. “Hôm nay các con đã được tiêm, tôi rất vui”, bà H. nói.Em Hà Phương (17 tuổi, học sinh Trường THPT Củ Chi) chia sẻ trước khi tiêm vắc xin cũng khá căng thẳng. Sáng nay em ăn sáng sớm và có mặt tại điểm tiêm từ 6h45. “Ở lớp cô giáo chủ nhiệm cũng nhắn tin cho từng bạn, dặn dò trước và sau khi tiêm vắc xin ổn định tâm lý, báo ngay khi có bất cứ vấn đề gì xảy ra”, Phương kể.Nhân viên tình nguyện hướng dẫn các em ghi thông tin cá nhân đăng ký tiêm vắc xin – Ảnh: DUYÊN PHANNhư vậy sau gần nửa tháng Bộ Y tế có hướng dẫn (14-10), TP.HCM là địa phương đầu tiên của cả nước chính thức triển khai chiến dịch tiêm vắc xin cho trẻ từ 12-17 tuổi, dự kiến số lượng vào khoảng 780.000 người. Để bước vào chiến dịch tiêm chủng này, từ sáng 26-10 có 3.900 nhân viên y tế thuộc các bệnh viện, trung tâm y tế các quận, huyện; trạm y tế phường, xã, thị trấn và phòng khám tư nhân trên toàn thành phố được tổ chức tập huấn trực tuyến về tổ chức, khám sàng lọc trước tiêm; xử trí phản ứng sau tiêm và tổ chức cấp cứu cho trẻ. Ông Nguyễn Hữu Hưng – phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM – cho biết việc chọn quận 1 và huyện Củ Chi là hai nơi đầu tiên thí điểm nhằm tổng kiểm tra, rà soát theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Khi việc tiêm chủng cho trẻ ở hai địa phương này diễn ra an toàn, nhịp nhàng, TP.HCM sẽ triển khai tiêm đại trà. Nhân viên y tế khám sàng lọc cho các em trước khi tiêm vắc xin – Ảnh: DUYÊN PHANTheo bà Phạm Thị Thanh Hiền – chủ tịch UBND huyện Củ Chi, dự kiến ban đầu của địa phương là sẽ tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho 11.000 trẻ từ 16-17 tuổi tại 6 điểm tiêm. Tuy vậy, sau khi kiểm tra rà soát, các cơ quan quản lý thống nhất tạm thời thí điểm tiêm tại một điểm, với khoảng 1.500 trẻ. Chia sẻ về việc được chọn là địa phương đầu tiên tiêm vắc xin cho trẻ, bà Hiền nói rằng “hôm nay như một ngày hội”, bởi việc được tiêm vắc xin chính là mong muốn không chỉ của các em, phụ huynh mà cả người dân huyện Củ Chi. “Từ nhiều ngày trước địa phương đã chủ động chuẩn bị kỹ càng từ việc lập danh sách đăng ký, lấy ý kiến của phụ huynh và bố trí các điểm tiêm an toàn. Đây có thể là lý do địa phương được chọn và tôi cảm thấy vui vì điều này. Tiêm chủng vắc xin sẽ là điều kiện để các em được sớm trở lại trường học”, bà Hiền chia sẻ. Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết TP.HCM sẽ tiêm đại trà cho học sinh sau khi việc tiêm ở Củ Chi và quận 1 diễn ra an toàn, nhịp nhàng – Video: HOÀNG LỘCHọc sinh độ tuổi 16-17 hào hứng trước giờ tiêm vắc xin – Ảnh: DUYÊN PHANÔng Dương Anh Đức – phó chủ tịch UBND TP.HCM – khảo sát tại điểm tiêm Trường tiểu học Thị trấn Củ Chi – Ảnh: DUYÊN PHANVắc xin được tiêm là vắc xin Pfizer – Ảnh: DUYÊN PHANCác em học sinh được tiêm vắc xin sáng 27-10 – Ảnh: T.T.D.Các em ngồi theo dõi sức khỏe sau tiêm – Ảnh: DUYÊN PHANHuyện Củ Chi là 1 trong 2 địa phương đầu tiên của TP.HCM công bố kiểm soát được dịch COVID-19, trở thành “vùng xanh” theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế (3-9).Từ đó đến nay, tỉ lệ người mắc bệnh của địa phương đều có xu hướng kéo giảm rõ rệt so với các nơi khác. Số liệu công bố trên Cổng thông tin COVID-19 ngày 26-10 cho thấy số ca mắc của Củ Chi chỉ 19 ca/ngày (1 trong 5 địa phương có số ca mắc/ngày thấp nhất), số F0 cách ly tập trung chỉ còn 212 người và tại nhà chỉ còn 8 người. Củ Chi cũng là địa phương “về đích” sớm về tỉ lệ bao phủ vắc xin và hiện là 1 trong 5 quận, huyện có tỉ lệ người trên 18 tuổi tiêm đủ 2 mũi vắc xin đạt 100%.Từ tháng 11-2021 tiêm vắc xin Pfizer cho trẻChủ trì cuộc họp với các đơn vị liên quan về công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ ngày 26-10, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết từ tháng 11-2021, chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em sẽ được tổ chức trên toàn quốc với loại vắc xin Comirnaty do Pfizer -BioNTech (Hoa Kỳ) sản xuất.Bộ Y tế khẳng định đây là loại vắc xin đảm bảo an toàn cho trẻ, được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm chủng cho trẻ và được nhiều nước sử dụng.Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu các đơn vị liên quan và các địa phương chuẩn bị triển khai tiêm chủng cho trẻ theo độ tuổi đã hướng dẫn trong văn bản 8688 ngày 14-10; đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả. Việc tiêm chủng được thực hiện trước với trẻ ở độ tuổi từ 16-17, sau đó độ tuổi sẽ hạ thấp dần. Đối với trẻ ở độ tuổi nhỏ hơn, Bộ Y tế đã lên kế hoạch tiêm chủng trong năm 2022 trên cơ sở khoa học và cập nhật các loại vắc xin cho trẻ.Chiến dịch tiêm vắc xin cho trẻ được triển khai tương tự như chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 trong thời gian qua, với các điểm tiêm tại trạm y tế xã/phường, các trường học, các trung tâm y tế và các bệnh viện (đối với một số trẻ có bệnh nền, béo phì). Cha mẹ, người giám hộ cần ký phiếu đồng ý trước khi tiêm vắc xin cho trẻ.Ngoài ra, chiến dịch này sẽ được tiến hành trước tại các địa phương đã trải qua đợt giãn cách xã hội, có tỉ lệ lây nhiễm COVID-19 cao; các địa phương có mật độ dân số đông, nguy cơ lây nhiễm cao.
[ad_2]