Hôm nay 27-10, hơn 1.800 học sinh THPT ở TP.HCM được tiêm vắc xin COVID-19
[ad_1]
Sáng 27-10, bà Phạm Thị Thanh Hiền, chủ tịch UBND huyện Củ Chi (TP.HCM), cho biết mọi công tác chuẩn bị tiêm vắc xin cho trẻ đã sẵn sàng. Sáng nay, huyện Củ Chi Còn sẽ tiêm cho 1.500 học sinh, phần lớn là học sinh lớp 12, còn lại là học sinh lớp 11. Những học sinh này sẽ được tiêm vắc xin Pfizer tại Trường tiểu học thị trấn Củ Chi với 10 bàn tiêm.Còn một lãnh đạo Trung tâm Y tế quận 1 cho biết tối 26-10, quận 1 đã chốt lại danh sách chỉ tiêm cho 310 học sinh lớp 12 vào chiều nay tại điểm tiêm là Trường Ernst Thälmann, thay vì hơn 1.600 học sinh như trước đó. Như vậy, sáng nay sẽ có 1.810 trẻ em được tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại TP.HCM.Phụ huynh học sinh các trường được chọn tổ chức tiêm ngày hôm nay đã được thông báo chính thức trong chiều tối qua về lịch tiêm và được hướng dẫn cụ thể những việc cần làm trước khi đến điểm tiêm.Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, sau khi có văn bản của Viện Pasteur TP.HCM vào chiều 26-10 hướng dẫn về việc tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi, TP sẽ tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi kể từ hôm nay 27-10.Quận 1 và huyện Củ Chi là 2 địa phương được chọn tổ chức tiêm đầu tiên. Ngay trong chiều 26-10, Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP phối hợp Sở Giáo dục và đào tạo đã có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân, Phòng y tế, Trung tâm Y tế, Phòng giáo dục quận 1 và huyện Củ Chi cùng với ban giám hiệu các trường được chọn tổ chức tiêm chủng nhằm rà soát lại công tác chuẩn bị cho buổi tiêm vào hôm nay. Sở Y tế, Sở Giáo dục và đào tạo ghi nhận các địa phương đã tích cực chuẩn bị và sẵn sàng cho việc tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ 12 đến 17 tuổi, đảm bảo các điều kiện chuyên môn theo quy định như lực lượng y tế tham gia tiêm chủng được tập huấn đầy đủ về tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em, khu vực tiêm chủng đảm bảo giãn cách và quy trình một chiều, có thêm khu vực chờ cho phụ huynh, bố trí khu vực theo dõi, cấp cứu nếu trẻ có phản ứng sau khi tiêm với đủ phương tiện cấp cứu…Lực lượng giáo viên tại các trường học tổ chức tiêm sẽ tham gia đón tiếp học sinh đến tiêm, hướng dẫn khai báo y tế, đo thân nhiệt và hỗ trợ các công việc để buổi tiêm được tiến hành thuận lợi, trật tự, an toàn. Lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM đã giao cho giám đốc trung tâm y tế quận 1, huyện Củ Chi chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức tiêm chủng theo đúng các quy định chuyên môn, đồng thời nhấn mạnh tất cả các điểm tiêm chủng phải đảm bảo sẵn sàng, đầy đủ nhân lực và trang thiết bị cấp cứu, đặc biệt là đội cấp cứu lưu động cùng với xe cấp cứu tại mỗi điểm tiêm.Ngoài ra điểm tiêm phải chuẩn bị phương án, quy trình xử trí sự cố bất lợi sau tiêm bao gồm nội dung xử trí tại chỗ của đội tiêm, nội dung phối hợp giữa điểm tiêm với đội cấp cứu ngoại viện, với bệnh viện trên địa bàn để hỗ trợ cấp cứu nâng cao. Học sinh sau tiêm phải được theo dõi tại chỗ ít nhất 30 phút, trước khi ra về được cấp giấy xác nhận tiêm chủng cùng với hướng dẫn theo dõi tại nhà, trong đó có thông tin số điện thoại của cơ sở y tế để liên hệ khi cần.Sở Y tế cũng yêu cầu đơn vị y tế phải phân công nhân sự trực 24/7 để tiếp nhận thông tin phản ứng sau tiêm từ gia đình học sinh và hướng dẫn xử lý kịp thời. Sau buổi tiêm ngày hôm nay, Sở Y tế sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm và tiếp tục triển khai mở rộng trong toàn TP trong những ngày tiếp theo. Tiêm vắc xin cho trẻ em: Cha mẹ cần lưu ý gì? TTO – Ngoài phản ứng phản vệ trẻ có thể gặp phải sau tiêm giống như người lớn, một trong những biến chứng khác trẻ có thể ‘đối mặt’ là viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, nhưng tỉ lệ này rất thấp.
[ad_2]