Sinh con có thưởng, đủ hấp dẫn?

[ad_1]

Mỗi gia đình nên sinh đủ 2 con. Trong ảnh: một gia đình đi du lịch Cần Giờ (TP.HCM) – Ảnh: QUANG ĐỊNHNhưng ở Việt Nam, đây là việc mới khi lần đầu tiên dự thảo Luật dân số, do Bộ Y tế chủ trì xây dựng, đề xuất thưởng tiền cho gia đình sống tại 21 tỉnh thành có tỉ lệ sinh thấp.Sinh con có thưởng và còn gì khác?Thưởng tiền cho các gia đình sinh conTheo dự thảo, Nhà nước khuyến khích sinh đủ hai con tại tỉnh có mức sinh thấp bằng cách hỗ trợ một lần bằng tiền ít nhất tương đương một lần mức lương tối thiểu vùng khi phụ nữ sinh con thứ nhất, và ít nhất tương đương hai lần mức lương tối thiểu vùng khi phụ nữ sinh con thứ hai.Bên cạnh đó, cặp vợ chồng cam kết sinh đủ hai con được Nhà nước hỗ trợ cho con của họ học tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học công lập, và miễn học phí khi theo học trung học cơ sở công lập.Theo quy định hiện hành, mức lương tối thiểu vùng dao động từ 3,07 triệu đồng/tháng đến 4,42 triệu đồng/tháng. Dự luật này cũng đề xuất hỗ trợ về nhà ở theo chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội cho cặp vợ chồng sinh đủ hai con có cam kết không sinh thêm. Khoản 3 điều 59 dự thảo cũng bổ sung khoản 11 điều 49 Luật nhà ở năm 2014, nhằm để thống nhất quy định này.Đây là lần đầu tiên chính sách dân số của Việt Nam đề xuất thực hiện “thưởng tiền” khi tỉ lệ sinh giảm tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt tại khu vực phía Nam. Sau nhiều năm thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam cũng bắt đầu phải đối mặt với nguy cơ dân số già.Trước đây đã có một số tỉnh thành có mức “thưởng” như tặng quà cho gia đình sinh hai con một bề gái, nhưng thưởng tiền khi sinh con thì chưa từng có địa phương nào thực hiện.Hiện có 21 tỉnh thành gồm TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Khánh Hòa, Long An, Bạc Liêu, Tây Ninh, Sóc Trăng, Cà Mau, Đồng Nai, Bình Thuận, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Bến Tre, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Kiên Giang… đang có mức sinh thấp dưới mức sinh thay thế (dưới 2 con/bà mẹ trong độ tuổi sinh đẻ).Các chuyên gia cho rằng tuy mức sinh ở Việt Nam còn ở trong ngưỡng mức sinh thay thế (giữ được từ 2006 đến nay) nhưng đã đến lúc phải có chính sách dân số phù hợp hơn, có chính sách theo vùng thay vì cả nước như nhau.Trong số này, TP.HCM có mức sinh thấp nhất cả nước, nhiều năm gần đây dao động từ 1,3 – 1,5 con/bà mẹ. Đã nhiều lần TP.HCM có đề xuất khuyến sinh, nhưng khảo sát ban đầu ý kiến người dân cho thấy các bậc cha mẹ ngại sinh con do lo ngại về chi phí nuôi con, vấn đề trường học, việc làm, nơi gửi con nhỏ… Nếu giải quyết được đồng bộ vấn đề này thì việc khuyến sinh mới thực sự nhận được sự đồng thuận của các gia đình.Cải thiện chất lượng dân sốỞ các tỉnh có mức sinh cao, dự thảo cũng đề xuất biện pháp điều chỉnh. Cụ thể, phụ nữ là người dân tộc thiểu số hoặc người Kinh có chồng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cư trú tại vùng khó khăn, khi sinh đủ hai con, cam kết không sinh thêm con sẽ được Nhà nước hỗ trợ một lần bằng tiền ít nhất tương đương một lần mức lương tối thiểu vùng.Ngoài ra, dự thảo đề xuất miễn phí sử dụng các biện pháp tránh thai bao gồm cả phương tiện tránh thai cho người có nhu cầu tránh thai.Tuy nhiên, điều đáng chú ý nhất trong dự thảo Luật dân số là đặt ra nhiều vấn đề về cải thiện tầm vóc, giống nòi, chênh lệch giới tính khi sinh… Nam, nữ trước khi kết hôn có trách nhiệm tham gia chương trình giáo dục định hướng, được khám sàng lọc trước khi kết hôn, sàng lọc sớm khi sinh…Theo ông Nguyễn Doãn Tú – tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, kế hoạch hóa gia đình, dự thảo Luật dân số mới được đưa ra lấy ý kiến, nhưng khi bắt tay vào xây dựng dự luật, ông Tú cho hay nhiều ý kiến ủng hộ quan điểm thưởng tiền và có chính sách hỗ trợ về nhà ở, miễn giảm học phí cho các gia đình sinh đủ hai con ở cả vùng có mức sinh thấp và mức sinh cao. Đây cũng là biện pháp khuyến khích để điều chỉnh mức sinh hợp lý tại các vùng, đồng thời gián tiếp cải thiện chất lượng dân số.Tiền thôi chưa đủ…Hạnh phúc trong tầm tay – Ảnh: Q.ĐịnhTrao đổi với Tuổi Trẻ ngày 27-10, ông Phạm Chánh Trung – chi cục trưởng Chi cục Dân số – kế hoạch hóa gia đình TP.HCM – cho rằng dự thảo Luật dân số này của Bộ Y tế tiếp cận ở một góc độ “rất mới” khi đi trực tiếp vào vấn đề hỗ trợ kinh phí cho các cặp vợ chồng trong việc khuyến khích sinh đủ hai con.Vậy sự tiếp cận mới này liệu có thể thay đổi được suy nghĩ của những cặp vợ chồng ngại sinh con? Ông Trung nói rằng với hướng đi này, Việt Nam có thể quan sát và rút ra một số kinh nghiệm từ nhiều nước trên thế giới.Theo ông Trung, bên cạnh việc đầu tư cho chính sách khuyến sinh, nhận thức của người dân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng tổng tỉ suất sinh.Làm sao để cải thiện tổng tỉ suất sinh, theo ông Trung, không chỉ ở TP.HCM và Việt Nam mà ngay cả nhiều nước trên thế giới đang là “bài toán khó vô cùng”.Ngoài kinh tế, theo ông, để giải quyết bài toán nâng tỉ suất sinh phụ thuộc chính vẫn là ở việc người dân hiểu đúng, đủ về lợi thế mang lại từ chủ trương sinh đủ hai con mà nền tảng phía sau phải là sự chung tay của toàn xã hội trong việc hỗ trợ các cặp vợ chồng ở độ tuổi kết hôn và sinh con. Và để cải thiện điều này, thời gian qua Chi cục Dân số – kế hoạch hóa gia đình TP.HCM đã đề xuất nhiều giải pháp để hỗ trợ các cặp vợ chồng trong việc sinh và chăm sóc trẻ. “Cụ thể cần có sự hỗ trợ chi phí trông trẻ, mở rộng hình thức cũng như nới thời gian trông trẻ ở các trường mầm non. Ngoài ra cần có các chính sách ưu đãi về miễn giảm thuế thu nhập cá nhân; bổ sung các quyền lợi về BHXH cho các gia đình sinh đủ hai con; ưu tiên mua nhà ở xã hội; hoàn thiện y tế, dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em” – ông Trung đề xuất.Bên cạnh đó, một giải pháp được cho khá căn cơ là nâng cao bình đẳng giới, nâng cao khả năng cân bằng của người phụ nữ trong công việc và gia đình. Đó có thể là tăng thời gian nghỉ thai sản của phụ nữ; đa dạng hóa số ngày và buổi nghỉ chăm trẻ, nâng số ngày nghỉ phép…”Nâng mức sinh không phải là câu chuyện của riêng ai và trong các giải pháp điều chỉnh mức sinh, theo tôi, cần một giải pháp linh hoạt đồng bộ giữa các địa phương; tránh tình trạng triển khai riêng lẻ, chỉ tập trung ở một vài địa phương. Bởi việc sinh đẻ phù hợp, đảm bảo mức sinh hợp lý sẽ kéo dài được thời kỳ cơ cấu dân số vàng, làm chậm lại quá trình già hóa dân số và điều quan trọng nhất trong giải pháp phải xuất phát từ quyền lợi và nguyện vọng của chính người dân” – ông Trung khuyến cáo. Đồng thời ông Trung khẳng định nếu dự thảo Luật dân số sớm ban hành chính là lộ trình rõ nét để các địa phương có mức sinh thấp có cơ chế kiểm soát một cách linh hoạt trong điều chỉnh chỉ tiêu mức sinh phù hợp với đặc thù của địa phương mình.HOÀNG LỘC

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post Tin sáng 28-10: Hơn 6.000 người từ vùng dịch dương tính, gồm nhiều người đã tiêm
Next post Bệnh viện Dã chiến truyền nhiễm 5D ngưng nhận người bệnh COVID-19 tại TP.HCM