Nhiều ổ dịch tại nhà máy thủy sản, miền Tây ứng phó ra sao?

[ad_1]

Công ty TNHH một thành viên hải sản MêKông ở Tiền Giang – nơi xảy ra các ca mắc COVID-19 – Ảnh: HOÀI THƯƠNGCOVID-19 “tấn công” các nhà máy thủy sản Tại Sóc Trăng, số ca mắc COVID-19 chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Đặc biệt, gần đây ngoài những ổ dịch xuất hiện trong khu dân cư, còn ghi nhận nhiều ca mắc tại các doanh nghiệp. Cụ thể đầu tháng 10, tại Công ty cổ phần chế biến thủy sản Út Xi (xã Tài Văn, huyện Trần Đề) bùng phát ổ dịch, có ngày tỉnh này ghi nhận đến 231 ca liên quan đến công ty này. Điều đó lý giải vì sao huyện Trần Đề có ca mắc cao nhất với 1.619 ca trong tổng số 4.845 ca ở Sóc Trăng. Theo ghi nhận, hiện một số nhà máy, xí nghiệp đã xuất hiện ca mắc COVID-19, trong đó có những ca xảy ra tại các nhà máy ở Khu công nghiệp An Nghiệp (xã An Hiệp, huyện Châu Thành) lớn nhất Sóc Trăng.Tại Bạc Liêu, từ 50 ca được phát hiện ban đầu, trong vòng hơn 1 tuần qua ổ dịch tại Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi (thị xã Giá Rai) đã lên đến 249 ca (tính đến 28-10). Ngoài công ty này, một công ty khác là Công ty TNHH thủy sản Châu Bá Thảo cũng đã có 24 ca mắc COVID-19. Tại Long An, tính từ thời điểm ngày 4-10, khi tỉnh này bước vào giai đoạn mở rộng hơn việc phục hồi sản xuất, cho doanh nghiệp được hoạt động tối đa số lượng lao động theo nhu cầu, có 16 khu công nghiệp đã phát hiện tổng cộng 471 trường hợp F0.Tương tự tại TP Cần Thơ, thông tin từ Sở Y tế TP cho biết qua xét nghiệm nhanh sàng lọc phát hiện khoảng 40 mẫu gộp của công nhân Nhà máy thủy sản Biển Đông dương tính với virus SARS-CoV-2 vào ngày 27-10. Hiện tại số công nhân có mẫu test dương tính và một số trường hợp liên quan đã được đưa đi cách ly tạm ở vùng đệm, chờ kết quả xét nghiệm RT-PCR. Trong 7 ngày (từ 20 đến sáng 27-10), TP đã ghi nhận 494 ca mắc COVID-19, trong đó có nhiều ca mắc từ những nhà máy thủy sản tại quận Thốt Nốt, Ô Môn. Giám đốc một công ty chế biến thủy sản xuất khẩu tại quận Ô Môn (TP Cần Thơ), cho biết được tự do đi lại nên công nhân không chịu làm việc theo hình thức “3 tại chỗ”, mà đi về trong ngày. “Chính vì đi về, xung quanh có người nhiễm bệnh nên mới có tình trạng công nhân của công ty là F0. Sắp tới doanh nghiệp sẽ gom lại làm ‘3 tại chỗ'”, vị này nói.Doanh nghiệp không được chủ quan Ông Nguyễn Thanh Trong – giám đốc Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng – cho biết hiện có trên 30 nhà máy, xí nghiệp với gần 20.000 lao động đang hoạt động trong Khu công nghiệp An Nghiệp. “Nhờ kiểm soát tốt nên các nhà máy, xí nghiệp trong khu công nghiệp vẫn an toàn. Tuy nhiên gần đây, xuất hiện một số ca mắc COVID-19. May nhờ phát hiện từ vòng ngoài, kịp thời xử lý, đưa đi cách ly tập trung nên vẫn trong tầm kiểm soát”, ông Trong thông tin. Theo ông Trong, dù trong tầm kiểm soát nhưng các doanh nghiệp không được chủ quan. “Tâm thế lúc này là sống chung với dịch bệnh COVID-19, hạn chế được mức nào hay mức đó. Quan trọng là khi phát hiện, chúng ta phải bình tĩnh xử lý, không để dịch bệnh lây lan”, ông Trong chia sẻ. Công nhân làm việc tại Công ty TNHH thủy sản Biển Đông – nơi vừa xảy ra nhiều ca mắc COVID-19 – Ảnh: THÁI LŨYCòn tại Bạc Liêu, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thị xã Giá Rai cho biết đã chỉ đạo lực lượng y tế xét nghiệm sàng lọc công nhân tại các công ty, doanh nghiệp và người dân tại những địa phương có nguy cơ cao và rất cao để kịp thời bóc tách F0 khỏi cộng đồng. Địa phương cũng đã đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin cho công nhân, đến ngày 28-10 đã tiêm được 10.400 trong tổng số 11.000 liều vắc xin được phân bổ cho đối tượng này. Trong khi đó, ông Phạm Duy Tính – trưởng Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ – cho biết hiện tại các cơ sở, nhà máy đã xây dựng phương án vừa sản xuất vừa phòng chống dịch tại đơn vị. Tuy nhiên, nhiều nhà máy không còn duy trì phương án “3 tại chỗ” như trước, hầu hết trở về sinh hoạt bình thường mới. Họ chịu trách nhiệm vừa thực hiện các phương án đảm bảo phòng dịch vừa sản xuất. Khi có ca bệnh nghi ngờ dương tính xảy ra trong nhà máy, y tế tại chỗ phải báo cho y tế địa phương, xét nghiệm nhanh khoanh vùng từng phân xưởng. Chỗ nào bị thì khoanh vùng cách ly tạm, chỗ nào không thì vẫn phải sản xuất vì nếu không sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.”Đặc biệt những nơi có đông công nhân như Công ty thủy sản Biển Đông, có trên 1.000 công nhân, đang có một số ca nghi ngờ chờ xét nghiệm lại thì y tế địa phương mới hướng dẫn phương án cụ thể. Công nhân giờ hết giờ làm về sinh hoạt tại cộng đồng, nên nguy cơ là điều không tránh khỏi, chúng ta phải chấp nhận chung sống và đảm bảo an toàn bản thân với COVID-19 thôi”, ông Tính nói.Ông Nguyễn Thành Thanh – trưởng Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Long An – cho biết thực hiện theo đúng chủ trương của Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 tỉnh, việc phát hiện các F0 hiện nay không để ảnh hưởng nhiều đến quá trình sản xuất tại các doanh nghiệp phát hiện F0 nữa. Luôn tuân thủ các quy định phòng dịch, khi phát hiện F0, các doanh nghiệp tại Long An chỉ phối hợp với địa phương xử lý trong vòng 24 giờ để tiếp tục sản xuất – Ảnh: AN LONG”Các doanh nghiệp khi phát hiện F0 sẽ liên hệ ngay với cơ quan chức năng để phối hợp xử lý. Thường thì doanh nghiệp sẽ tạm dừng để thực hiện các bước kiểm tra, truy vết, xét nghiệm lại, khử khuẩn trong vòng 24 giờ, sau đó doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động trở lại với các biện pháp phòng, chống dịch đã được quy định chung theo Bộ Y tế”, ông Thanh nói.Khởi tố vụ án tại 1 công ty hải sản “vi phạm an toàn nơi đông người”Ngày 28-10, thượng tá Đặng Việt Bình – trưởng Công an huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang – cho biết đã khởi tố vụ án xảy ra tại Công ty TNHH một thành viên hải sản MêKông ở xã Bình Đức, huyện Châu Thành, về hành vi “vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người” theo điều 295, Bộ luật hình sự.Trước đó, ngày 21-10, một công nhân làm việc tại công ty này có biểu hiện ho sốt nên đến Bệnh viện Quân y 120 khám bệnh. Xét nghiệm nhanh COVID-19, công nhân này có kết quả dương tính.Qua xét nghiệm ổ dịch này đã có 109 ca COVID-19 (trong đó có 60 công nhân và 49 F1) bao gồm cả người nhà của công nhân.Ngoài ra, Công an huyện Châu Thành cũng vừa khám xét khẩn cấp đối với Công ty TNHH TMCP Tuyết Hương ở xã Bình Đức huyện Châu Thành do bà Phạm Thị Tuyết Hương (43 tuổi, ngụ xã Bình Đức) làm giám đốc, ngành nghề kinh doanh chế biến gia cầm. Doanh nghiệp này có 30 công nhân làm việc thời vụ, không có hợp đồng lao động (trong đó có 24 công nhân không ở lại công ty ngoài giờ làm việc).Khi bắt đầu hoạt động, công ty đã cho công nhân test nhanh COVID-19, đến ngày 15-10 thì không test định kỳ. Ngày 21-10, một công nhân đang làm việc có biểu hiện ho sốt được khám, xét nghiệm cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Đến thời điểm hiện tại, ổ dịch tại công ty này đã có 30 ca nhiễm SARS-CoV-2 (trong đó có 22 công nhân và 8 ca F1), bao gồm cả người nhà của công nhân.Ông Nguyễn Phục Quang, phó chủ tịch UBND huyện Châu Thành, cho biết về 2 ổ dịch xảy ra tại 2 công ty trên, sau khi xảy ra vụ việc đã quyết định phong tỏa tạm thời 2 công ty và khu nhà trọ mà các công nhân ở để lấy mẫu test nhanh và PCR đơn cho toàn bộ công nhân của 2 công ty này.Hiện UBND xã Bình Đức đã phong tỏa 24 khu vực có ca F0 với 95 hộ và 208 nhân khẩu để điều tra dịch tễ.

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post TP.HCM: Công khai giá xét nghiệm COVID-19 tại các cơ sở y tế
Next post Ngày 31-10 tiêm xong mũi 2 vắc xin COVID-19 cho dân trên đảo Phú Quốc