Tin sáng 29-10: Nguy cơ Tây Nam Bộ bùng phát dịch, 1,6% người về từ vùng dịch dương tính
[ad_1]
Người về quê tạm dừng tại Trường THCS Nguyễn Huệ (phường Mỹ Thạnh, TP Long Xuyên) và lên xe Phương Trang về quê hôm đầu tháng 10 – Ảnh: B.ĐẤU Theo báo cáo của Bộ Y tế, số ca mắc mới COVID-19 trên cả nước trong 2 tuần qua giảm 48% so với 2 tuần trước. Tuy nhiên, nếu tính riêng từng tuần thì tuần sau tăng 14,4% so với tuần trước.17/19 tỉnh thành phố miền Đông, Tây Nam Bộ từ ngày 19 đến 25-10 so với tuần trước đó ghi nhận ca mắc trong cộng đồng gia tăng, chỉ có 2 địa phương ghi nhận số ca mắc giảm.Đặc biệt, các tỉnh Tây Nam Bộ trong tình trạng nguy cơ rất cao, cần tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống và nâng cao mức độ cảnh giác.Từ đầu tháng 10, số người từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An về khu vực này rất lớn, tỉ lệ lây nhiễm/số người về khoảng 1,6%, nguy cơ lan ra cộng đồng rất lớn, nhất là đối với địa bàn chưa kịp tiêm bao phủ vắc xin mũi 1.Hiện còn 9 tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp, Bình Phước, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang chưa đạt 70% người từ 18 tuổi tiêm vắc xin mũi 1. Người dân ở TP.HCM được tự lựa chọn giá và cơ sở xét nghiệm Nhằm tạo thuận lợi cho người dân chọn lựa cơ sở y tế để làm xét nghiệm tầm soát COVID-19 (test nhanh và PCR) khi có nhu cầu, Sở Y tế TP.HCM vừa công khai danh sách các cơ sở y tế được cung ứng dịch vụ xét nghiệm và giá thu xét nghiệm COVID-19.Tính đến ngày 26-10, toàn TP.HCM có 169 cơ sở y tế được cho phép thực hiện dịch vụ test nhanh; 59 cơ sở y tế được Bộ Y tế thẩm định cho phép thực hiện dịch vụ PCR.Giá xét nghiệm giữa cơ sở y tế tư nhân và công lập có sự chênh lệch đáng kể, đặc biệt xét nghiệm PCR. Nếu ở các cơ sở y tế công lập có giá 734.000 đồng/xét nghiệm thì các cơ sở y tế tư nhân có giá từ 1-2 triệu đồng, cá biệt có nơi đến 3,2 triệu đồng.Test nhanh ở các cơ sở y tế công lập có giá thấp nhất là 60.000 đồng, cao nhất chỉ gần 200.000 đồng. Trong khi đó, các cơ sở y tế tư nhân đa phần trên 200.000 đồng, có nơi đến 500.000 đồng/xét nghiệm.Theo Sở Y tế TP.HCM, đơn vị tiếp tục yêu cầu các cơ sở y tế tham gia cung ứng dịch vụ xét nghiệm COVID-19 công khai giá và kê khai giá theo quy định, nộp hồ sơ để niêm yết. Học sinh tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tại Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình, TP.HCM) – Ảnh: DUYÊN PHAN 40.000 trẻ đã được tiêm vắc xin COVID-19Trong 2 ngày (27 và 28-10), TP.HCM đã tiêm cho gần 40.000 trẻ từ 16-17 tuổi. Trong đó có 167 trẻ bị hoãn tiêm, 1 trẻ bị chống chỉ định tiêm, 44 trẻ được chuyển lên bệnh viện để tiêm. Nhìn chung, các điểm tiêm được tổ chức an toàn về y tế và công tác phòng, chống dịch, chưa có trường hợp phản ứng phụ nặng sau tiêm.TP.HCM chỉ đạo các quận, huyện, TP Thủ Đức phấn đấu tiêm mũi 1 cho trẻ 12-17 tuổi trong 5-7 ngày. Tuy vậy, việc tổ chức tiêm chủng phải đảm bảo an toàn, không tổ chức tiêm “bằng mọi giá”.Hôm nay 29-10, Bộ Y tế giao Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương tổ chức tập huấn chuyên môn cho các cơ sở tiêm chủng cả nước về tiêm chủng cho trẻ em. Hiện có một tỉ lệ đáng kể cha mẹ băn khoăn có cho con tiêm chủng hay không, do vắc xin sử dụng mới được phê duyệt khẩn cấp và còn nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề an toàn về lâu dài còn chưa rõ ràng, cần được trả lời. Phát thuốc cho F0 điều trị tại nhà ở quận Bình Thạnh, TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH Bộ Tài chính đề nghị tiếp tục giảm phí, lệ phí đến năm 2022 do dịch kéo dàiBộ Tài chính vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng, cho biết năm 2020 đã giảm mức phí 29 khoản phí, mức giảm tổng số khoảng 1.000 tỉ đồng. Năm 2021 giảm thêm 5 khoản phí cùng 29 khoản kể trên, mức giảm thu ngân sách do giảm phí là 2.000 tỉ đồng.Dự báo, trong năm 2022, tình hình dịch bệnh trên thế giới và ở nước ta còn diễn biến phức tạp, khó lường, để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, Bộ Tài chính báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương cho phép tiếp tục kéo dài thời gian hết 6 tháng đầu năm 2022 đối với các khoản phí, lệ phí đã giảm năm 2021.Nhiều nước trên thế giới đang thích ứng dịch và tái mở cửa Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 28-10 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới ghi nhận tổng cộng 246.003.142 ca COVID-19 và 4.992.099 ca tử vong. Số ca hồi phục là 222.923.855 ca. Một số nước trên thế giới đang tiếp tục từng bước có biện pháp nới lỏng để tạo điều kiện cho người dân thích ứng với điều kiện bình thường mới và phục hồi kinh tế – xã hội. Singapore ghi nhận 5.324 ca COVID-19 mới vào ngày 27-10 – Ảnh: REUTERS Tại khu vực Đông Nam Á, trong 24 giờ qua, Lào ghi nhận 530 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 528 ca cộng đồng, còn lại là các ca nhập cảnh được cách ly ngay. Như vậy, đến nay, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại nước này đã tăng lên 38.281 ca, trong đó có 59 ca tử vong. Campuchia bước vào ngày thứ 28 có số ca COVID-19 mỗi ngày ở mức thấp và số ca tử vong giảm. Ngày 28-10, Campuchia xác nhận 109 ca COVID-19 trong 24 giờ qua, bao gồm 17 ca nhập cảnh và 92 ca lây nhiễm cộng đồng, trong khi số ca tử vong tăng 8 ca. Úc nới lỏng khuyến cáo đi lại ra nước ngoài, trong khi New Zealand nới lỏng yêu cầu cách ly đối với người nhập cảnh. Ngày 28-10, Úc đã nới lỏng khuyến cáo đi lại đối với một số nước, trong đó có Mỹ, Anh và Canada. Một bảng khuyến cáo phòng dịch ở New Zealand Tại New Zealand, các hạn chế nhập cảnh bắt đầu được nới lỏng theo từng giai đoạn, theo đó giảm một nửa thời gian cách ly tập trung đối với những người đã tiêm chủng đủ liều. Quy định trên sẽ được áp dụng từ ngày 14-11.Ý mong muốn phủ 100% vắc xin Tại Anh, nước này có kế hoạch dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đi lại với 7 quốc gia còn lại trong “danh sách đỏ” (các nước có tỉ lệ mắc COVID-19 cao), theo đó hủy bỏ quy định cách ly tại khách sạn đối với những người đến từ các nước này. Ngày 28-10, số ca COVID-19 mới tại Ý đã tăng mạnh trong tuần với 25.585 ca, tăng 43,2% so với 17.870 ca của tuần trước, trong khi số người tiêm vắc xin COVID-19 mũi đầu lại giảm. Số ca mắc mới tăng lên cũng khiến tỉ lệ bệnh nhân phải nhập viện để điều trị COVID-19 tăng 7,5%. Hơn 86% dân số Ý trên 12 tuổi đã tiêm ít nhất một liều vắc xin và 82% đã được tiêm đủ liều. Ý có khoảng 11 triệu liều vắc xin chưa được sử dụng.
[ad_2]