Xét nghiệm mẫu đơn cho người dân ‘vùng cam’ và ‘vùng đỏ’ ở TP.HCM

[ad_1]

Nhân viên y tế thao tác trên máy xét nghiệm COVID-19 tại Trung tâm hồi sức tích cực, Bệnh viện dã chiến số 16 – Ảnh: TỰ TRUNGNhư vậy, người dân sinh sống ở khu vực “vùng cam” và “vùng đỏ” gồm TP Thủ Đức và các quận 8, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh, huyện Bình Chánh, Hóc Môn sẽ được xét nghiệm COVID-19 toàn bộ.Các quận huyện khác thực hiện xét nghiệm như chỉ đạo cũ. Tức là thực hiện xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR mẫu gộp (10) đại diện hộ gia đình tại các tổ dân phố, tổ nhân dân thuộc “vùng xanh” và “cận xanh”. Tần suất xét nghiệm: 2 lần, cách nhau 7 ngày.Dựa vào kết quả xét nghiệm và các điều kiện khác để “giải phóng vùng sạch”, với các tiêu chí: không có trường hợp dương tính sau 2 lần xét nghiệm hoặc có trường hợp dương tính nhưng chỉ số CT ≥ 30; tỉ lệ tiêm chủng đạt 50% (đối tượng > 18 tuổi); có khả năng đảm bảo thực hiện giãn cách trong cộng đồng.Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP yêu cầu các trung tâm y tế quận, huyện, TP Thủ Đức phân công các đội xét nghiệm, trong đó mỗi đội phụ trách 4 tổ dân phố, tổ nhân dân, cấp phát sinh phẩm xét nghiệm (test) kháng nguyên nhanh đến từng hộ dân có khả năng tự thực hiện xét nghiệm.Việc cấp test nhanh kháng nguyên đến cho người dân phải có sự tham gia của tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố, tổ nhân dân hoặc ban quản lý khu phố, ấp…Đối với người dân không thể tự thực hiện xét nghiệm, đội xét nghiệm sẽ chịu trách nhiệm thực hiện và có thể hướng dẫn cho người dân thực hiện cho các thành viên trong gia đình.Sau 30 – 60 phút, nhân viên đội xét nghiệm quay lại nhận kết quả từ người dân, đọc kết quả, ghi nhận những trường hợp có kết quả dương tính vào danh sách. Đội xét nghiệm tổng hợp, lập danh sách kết quả các trường hợp dương tính theo biểu mẫu đính kèm và gửi về trung tâm y tế địa phương.Thời gian thực hiện từ ngày 23-8 đến 25-8, hoàn tất việc xét nghiệm cho toàn bộ người dân. Sau đó tiến hành lặp lại xét nghiệm lần 2.Sau ngày 25-8, tiến hành đánh giá lại mức độ nguy cơ của các tổ dân phố, tổ nhân dân theo tiêu chí của kế hoạch số 2716/KH-BCĐ.Bên cạnh việc xác định các mức nguy cơ theo tổ dân phố, tổ nhân dân dựa vào thời gian và số lượng các ca F0 trên địa bàn, đề nghị các địa phương cập nhật thêm các số liệu như sau: tỉ lệ tiêm chủng: tỉ lệ số đối tượng trên 18 tuổi trên toàn bộ dân số của phường, xã, thị trấn; tổng số ca F0 sinh sống trên địa bàn tính từ ngày 27-4 và ngày phát hiện ca F0 gần nhất (tính tới thời điểm báo cáo).Kiểm tra việc các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ kinh doanh chủ động xây dựng kế hoạch và tự tổ chức xét test nhanh kháng nguyên định kỳ hàng tuần đối với các đối tượng: lực lượng tham gia chống dịch (nhân viên y tế, công an, quân đội, dân phòng, tình nguyện viên…); lái xe, người thu gom rác thuộc công ty môi trường đô thị và các công ty dịch vụ công ích; nhân viên bán xăng; nhân viên tại các nhà thuốc tây; nhân viên giao hàng (shipper).Xử lý thế nào khi có trường hợp dương tính?Đối với những trường hợp dương tính: xử lý như trường hợp ca F0 theo hướng dẫn của ngành y tế về xử lý ca khẳng định.Đội lấy mẫu hướng dẫn người dân thu gom rác làm test nhanh vào túi ni lông trả cho đội xét nghiệm, đội xét nghiệm tiến hành thu gom rác và xử lý như rác thải y tế.Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 địa phương bố trí nhân sự thu gom rác và xử lý như rác thải y tế. Người dân TP.HCM tự làm xét nghiệm tại nhà ra sao? TTO – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) vừa có hướng dẫn người dân tự làm xét nghiệm tại nhà, nhấn mạnh người có kết quả âm tính cũng không được chủ quan, bởi độ nhạy và độ đặc hiệu của test nhanh không chính xác bằng xét nghiệm RT-PCR.

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post Người dân TP.HCM tự làm xét nghiệm tại nhà ra sao?
Next post Chiều 22-8: Cả nước có 11.214 ca nhiễm mới, giảm 91 ca so với hôm qua