Nhức đầu, ù tai sau khi ‘ngoáy mũi’: Không liên quan đến việc lấy mẫu xét nghiệm

[ad_1]

Người dân được nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp dịch tỵ hầu ở TP.HCM – Ảnh: THU HIẾNTuy nhiên khi anh V. đến bệnh viện khám, các bác sĩ cho biết anh V. bị nấm tai.Nấm tai lại nhầm đau do “ngoáy mũi”Bệnh lý nấm tai này có thể do nhiều nguyên nhân như: do thời tiết nóng ẩm, bị tổn thương ống tai, dụng cụ ráy tai không sạch sẽ, sử dụng kháng sinh nhỏ tai kéo dài, tắm ở những nơi có nguồn nước không sạch sẽ… Việc lấy dịch tỵ hầu nhiều lần không liên quan đến bệnh lý này. Sau khi được chẩn đoán chính xác bệnh, bệnh nhân được rửa tai, điều trị nấm, các triệu chứng ù tai, đau nhức đã không còn. Bệnh nhân được bác sĩ giải thích rõ, không còn lo lắng về việc lấy mẫu xét nghiệm nhiều lần.Bác sĩ CKII Lê Khánh Huy, phó trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM, cho biết thời gian gần đây, tại bệnh viện lượng người bệnh đến khám vì các vấn đề liên quan đến tai – mũi – họng tăng lên khoảng 4 lần so với thời gian TP thực hiện giãn cách xã hội. Trong đó, có nhiều trường hợp cho biết bị ù tai, nhức đầu sau khi lấy dịch tỵ hầu để xét nghiệm COVID-19.Tuy nhiên, kết quả thăm khám cho thấy chủ yếu các bệnh nhân bị nấm tai hoặc các bệnh lý liên quan khác. Các bệnh lý này không liên quan đến việc lấy dịch tỵ hầu để xét nghiệm. Sau khi được chẩn đoán và điều trị, các bệnh nhân đều hồi phục tốt, không còn các triệu chứng ù tai, đau nhức.Lấy dịch tỵ hầu an toànTheo bác sĩ Huy, hiện nay nhiều nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định phương pháp lấy dịch tỵ hầu xét nghiệm COVID-19 là phương pháp an toàn, không gây ảnh hưởng đến thính lực, không gây bất kỳ triệu chứng nào nếu được thực hiện đúng kỹ thuật.Một số ít trường hợp nếu lấy mẫu xét nghiệm không đúng kỹ thuật sẽ xảy ra hiện tượng chảy máu mũi, ù tai, phù nề vòm họm gây kích thích, đau nhức sau khi lấy mẫu. Tuy nhiên, đa số các triệu chứng này chỉ xảy ra ngay sau khi lấy mẫu, không kéo dài. Các triệu chứng thường tự hết sau một thời gian, không ảnh hưởng đến thính lực.Bác sĩ Huy cho biết nếu những triệu chứng như: nhức mũi, ù tai vẫn kéo dài, người bệnh nên lưu ý bởi có thể đã mắc bệnh lý tai – mũi – họng đi kèm trong thời gian đó. Tùy vào tình trạng của bệnh lý, bên cạnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó người bệnh nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa tai – mũi – họng để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.Rất hiếm trường hợp bị biến cốPGS Đỗ Văn Dũng cho biết một nghiên cứu tại Bệnh viện Trường đại học Helsinki (Phần Lan) cho khoảng 650.000 trường hợp lấy mẫu tỵ hầu cho xét nghiệm RT-PCR SARS-CoV-2 cho thấy khoảng 8 trường hợp có biến cố (4 trường hợp gãy que lấy mẫu, 4 trường hợp chảy máu mũi, ngoài ra có thể có một số biến cố khác nhưng nhẹ hơn nên không đến khám tại phòng khám cấp cứu tai mũi họng).Để tránh các biến cố này, người lấy mẫu không được dùng lực khi lấy mẫu, đặc biệt khi bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật ở mũi hay nền sọ. Cần lưu ý đến một số yếu tố có thể làm chảy máu cam khi lấy mẫu như: phẫu thuật chỉnh vách ngăn, nghẹt mũi, vẹo vách ngăn…

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post Bình Thuận thí điểm điều trị F0 tại nhà; Hải Phòng, Quảng Nam điều chỉnh cách ly F1
Next post Người dân không cần trình kết quả xét nghiệm khi đến tỉnh, thành khác