Tin sáng 11-11: Quý 1 năm sau bay quốc tế lại, đa số ca COVID-19 mới đều đã tiêm 1-2 mũi vắc xin
[ad_1]
Bản đồ cấp độ dịch cho thấy TP.HCM chi còn huyện Cần Giờ màu cam – Ảnh chụp sáng 11-11Huyện Nhà Bè đã chuyển màu từ ‘cam’ sang ‘vàng’Từ chiều 10-11, bản đồ COVID-19 TP.HCM hiển thị chỉ còn mỗi huyện Cần Giờ đang ở cấp độ 3 (vùng cam, nguy cơ cao). Như vậy, trong vòng 4 ngày, TP.HCM đã có 1 địa phương “giảm” cấp độ dịch đó là huyện Nhà Bè (từ cấp độ 3, vùng cam sang cấp độ 2, vùng vàng). Hiện TP có tổng cộng 13/22 địa phương ở cấp độ 1, 8/22 địa phương cấp độ 2 và 1 địa phương cấp độ 3.Người dân quận 12 được nhận hỗ trợ khi đang cách ly tại nhà – Ảnh: DUYÊN PHANSố ca COVID-19 mới tại TP.HCM tiếp tục tăngNhững ngày qua, số ca COVID-19 tại TP.HCM liên tục tăng. Theo báo cáo Bộ Y tế, nếu như vào ngày thứ 2 sau nới lỏng giãn cách xã hội, TP ghi nhận 682 trong 24 giờ thì trong 4 ngày sau đó (từ ngày 3 đến 6-11) duy trì gần 1.000 ca.Từ ngày 7-11 đến nay, số ca COVID-19 đã tăng trên 1.000 ca. Ngày 10-11 có đến 1.414 ca – cao nhất tính từ ngày 12-10, nâng nâng tổng số ca trong đợt dịch thứ 4 lên 442.630.Cùng với ca nhiễm mới, số ca tử vong vì COVID-19 tại TP.HCM cũng có xu hướng tăng nhẹ. Dữ liệu từ cổng thông tin COVID-19 TP tối 10-11 cho thấy, số ca tử vong thấp nhất rơi vào ngày 31-10 với 21 ca. Những ngày sau đó tăng lên trên 30 ca và đến ngày 10-11 là 43 ca. Tỉ lệ nhân viên y tế tuyến xã TP.HCM thấp nhất nướcHiện nay, tỉ lệ nhân viên y tế tuyến xã trên vạn dân tại TP.HCM chỉ đạt 2,31 thấp hơn rất nhiều so với cả nước và Hà Nội (tương ứng là 7,42 và 6,06).Để đảm bảo nhân lực cho trạm y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và công tác phòng – chống dịch hiện nay, Sở Y tế kiến nghị điều chỉnh tăng mức trần biên chế cho trạm y tế kế thừa. Cụ thể tay vì tối đa không quá 10 biên chế/trạm nâng lên thành tối đa không quá 20 biên chế/trạm.Sở Y tế kiến nghị thay vì chỉ có 5 chức danh là bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, dược sĩ cần được bổ sung thêm các chức danh khác như y sĩ đa khoa, y sĩ y học cổ truyền, kỹ thuật viên xét nghiệm, cử nhân y tế công cộng, cử nhân công nghệ thông tin.Nhân viên y tế quận Phú Nhuận vào tận các con hẻm để thăm khám cho những F0 đang điều trị tại nhà – Ảnh: DUYÊN PHANĐề nghị quý 1-2022 cho bay quốc tế thường lệ trở lạiBộ Giao thông vận tải vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất nối lại chuyến bay thương mại với các nước theo lộ trình 3 giai đoạn:Giai đoạn 1: triển khai từ quý 1-2022, tổ chức các chuyến bay không yêu cầu phê duyệt danh sách hành khách vào Việt Nam của các cơ quan có thẩm quyền (trừ các yêu cầu về xuất nhập cảnh và kiểm soát y tế). Đối tượng là công dân Việt Nam và người nước ngoài.Thị trường khai thác là Trung Quốc, Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Lào, Campuchia, Pháp, Đức, Nga, Anh, Úc.Tần suất khai thác 4 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên (dự kiến tổng lượng khách nhập cảnh Việt Nam khoảng 12.000 người/tuần).Giai đoạn 2: triển khai các chuyến bay thường lệ chở khách vào Việt Nam không yêu cầu cách ly tập trung đối với hành khách mang hộ chiếu vắc xin từ quý 2-2022. Thị trường triển khai thực hiện theo nhu cầu của các hãng hàng không, tần suất 7 chuyến/tuần/chiều cho mỗi hãng hàng không.Giai đoạn 3: khai thác chuyến bay quốc tế thường lệ theo nhu cầu tuỳ thuộc vào diễn biến dịch và tỷ lệ tiêm vắc xin của Việt Nam và thế giới. Thị trường và tần suất khai thác sẽ do các hãng hàng không tự quyết định, triển khai từ quý 3-2022.Phát thuốc cho F0 điều trị tại nhà ở quận Bình Thạnh, TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNHSố mắc COVID-19 tăng đều đa số người nhập viện đã tiêm vắc xinSố mắc COVID-19 cả nước đều đang tăng, trong đó tuần từ 4 đến 10-11 với 53.272 ca, cao hơn nhiều so với tuần từ 28-10 đến 3-11 với 37.964 ca. Tại các bệnh viện, nhiều bệnh nhân nhập viện mới đã tiêm từ 1-2 mũi vắc xin. Tuy nhiên thống kê cho thấy, người mới tiêm 1 mũi hoặc thời gian sau tiêm đến khi mắc COVID-19 chưa đủ 14 ngày, người già, có bệnh nền… mới trở nặng. Bệnh nhân trẻ tuổi có biến chứng nặng, lý do hay gặp là điều trị muộn.Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương tiếp tục thực hiện tốt 3 trụ cột chính trong phòng chống COVID-19, gồm cách ly nhanh và hẹp nhất có thể; xét nghiệm nhanh hơn tốc độ lây lan của dịch và điều trị tích cực từ sớm, ngay từ cơ sở để giảm chuyển nặng và giảm tử vong. Người dân được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tại nhà thi đấu Hồ Xuân Hương (Q.3, TP.HCM) – Ảnh: DUYÊN PHAN Cập nhật tình hình dịch bệnh ở một số địa phương – Hà Nội từ 18h ngày 9-11 đến 18h ngày 10-11 ghi nhận 140 ca COVID-19 (Bộ Y tế ghi nhận 80 ca), trong đó có 28 ca tại cộng đồng, 67 ca tại khu cách ly và 45 ca tại khu phong tỏa. Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 là 5.466 ca, trong đó số ca cộng đồng là 2.156 ca. – Vĩnh Phúc tăng cường kiểm soát người trở về từ vùng dịch, rà soát, xem xét lại nhiệm vụ các chốt hỗ trợ người dân và doanh nghiệp kiểm soát dịch COVID-19 hiện nay, đặc biệt tăng cường kiểm soát người từ các vùng dịch đến/về tỉnh Vĩnh Phúc. Đến ngày 10-11, tổng số vắc xin Vĩnh Phúc được nhận là 1,15 triệu liều, đã tiêm được 753.153 người (đạt 93% dân số trên 18 tuổi). Tổng số mũi đã được tiêm 1.001.263 mũi. – Khánh Hòa xét nghiệm cho toàn bộ người dân ở huyện Diên Khánh. Chỉ tính từ 12h ngày 8-11 đến 12h ngày 10-11, Khánh Hòa ghi nhận 67 ca COVID-19 ở huyện Diên Khánh, trong đó có 61 ca cộng đồng. Từ đợt dịch thứ 4 đến nay, huyện Diên Khánh đã ghi nhận 410 ca COVID-19. Khánh Hòa đang duy trì cấp độ dịch màu vàng, với tổng số 9.522 ca COVID-19. – Đà Lạt ứng phó với nguy cơ bùng dịch khi mở cửa đón khách du lịch, sau khi mở cửa, trong tháng 10 và những ngày đầu tháng 11, thành phố đã đón hơn 13.000 khách lưu trú (trong đó có 208 khách quốc tế, 12.992 khách nội địa) t rong đó, đã ghi nhận 75 ca COVID-19 và tạo thành các ổ dịch mới. Đà Lạt đang là địa phương có số ca COVID-19 cao nhất trong tỉnh (321/762 ca trong toàn tỉnh, thống kê đến sáng 9-11. – Bình Phước hơn một tuần qua, số ca COVID-19 tại Bình Phước tăng cao, xuất hiện 7 ổ dịch trong cộng đồng, trong đó nhiều ổ dịch chưa rõ nguồn lây, cụ thể ghi nhận 640 ca COVID-19, tăng 422 ca so với tuần trước đó. – Bạc Liêu tính đến 6h ngày 10-11, lũy kế trên địa bàn ghi nhận 5.956 ca dương tính (trong đó có 52 ca nhập cảnh). Trong 24 giờ qua, tỉnh ghi nhận 234 người dương tính. Bạc Liêu đã tiêm mũi 1 cho 546.205 người (đạt 81,39% dân số 18 tuổi trở lên) và có 263.291 người tiêm đủ 2 mũi (đạt 39,23% dân số 18 tuổi trở lên). – Đồng Nai hiện là một trong 3 tỉnh, thành có ca COVID-19 cao nhất cả nước. 10 ngày qua, trung bình mỗi ngày tỉnh ghi nhận 950 ca dương tính, trong đó có khoảng 25% ca mắc ngoài cộng đồng. Hầu hết ca bệnh ở Đồng Nai có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. – Hải Dương tiếp tục dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, sáng 10-11, tỉnh tiếp tục ghi nhận thêm 9 ca COVID-19. Hải Dương đang tăng cường công tác xét nghiệm sàng lọc đối với các khu vực có nguy cơ cao. – Quảng Trị khẩn trương khống chế chùm ca bệnh ở thị trấn Lao Bảo, tỉnh tiến hành test nhanh cho khoảng 600 người dân từng đến Trung tâm Thương mại Lao Bảo và chợ Tân Phước từ ngày 1 – 8-11. Đợt dịch thứ 4, Quảng Trị ghi nhận 538 ca COVID-19; trong đó, có 67 ca đang điều trị, một ca tử vong, số ca còn lại đã khỏi bệnh. – Từ ngày 5-10 đến 7h ngày 10-11, Sơn La đã phát hiện 65 ca COVID-19 là công dân trở về từ các tỉnh đang có dịch và một số người lây nhiễm thứ phát trong tỉnh; có 6.025 người theo dõi, cách ly tại cơ sở y tế, cách ly tập trung, cách ly tại nhà và theo dõi sức khỏe cộng đồng.
[ad_2]