TP.HCM: Nhiều trạm y tế đang ‘khát’ nhân lực chăm sóc F0

[ad_1]

Nhân viên trạm y tế một phường thuộc quận Phú Nhuận phát và hướng dẫn sử dụng thuốc tại nhà cho F0 – Ảnh: DUYÊN PHANTheo ghi nhận, nhiều trạm y tế hiện nay đang thiếu nhân lực khi các trạm y tế lưu động rút về trong khi số lượng F0 đang tăng nên phải gồng gánh nhiều công việc, không thể đến tận nhà xét nghiệm kịp thời và cấp phát các túi thuốc cho tất cả F0.F0 tự test nhanh dương tính phải đến trạm y tếĐiển hình tại Trạm y tế phường Hiệp Thành (quận 12) vào chiều 10-11 đã có rất đông F0 là những công nhân có kết quả xét nghiệm dương tính tại nơi làm việc hoặc người dân tự xét nghiệm nhanh dương tính tại nhà. Họ đến đây để được xét nghiệm lại, xin giấy cam kết, giấy chứng nhận cách ly tại nhà và cấp túi thuốc. Dù số lượng F0 đổ về mỗi lúc một đông nhưng tại trạm y tế này chỉ có khoảng 3 – 4 nhân viên y tế giải quyết.Một “cánh” nhân viên y tế, tình nguyện viên còn lại của trạm thì chia nhau đến nhiều điểm dịch cộng đồng lấy mẫu xét nghiệm nhanh. Mỗi điểm chỉ có trung bình 3 – 4 người, trong khi số lượng người cần lấy mẫu lên đến hàng trăm người. Kết quả xét nghiệm nhanh ghi nhận nhiều trường hợp dương tính, trong đó người trên 18 tuổi đều đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin.Trong khi nhiều người dân ở điểm dịch cộng đồng tại tổ 32A, khu phố 3, phường Hiệp Thành (quận 12) tỏ ra lo lắng khi nơi mình lại phát hiện nhiều ca test nhanh dương tính thì có người cho rằng đó là điều bình thường và “chấp nhận sống chung với dịch”.Ngày 10-11, anh H.N. (xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè) cho biết anh phát hiện mình có triệu chứng nên đến cơ sở y tế làm test nhanh và có kết quả dương tính. Anh N. đã gọi điện thông báo cho Trạm y tế xã Nhơn Đức (huyện Nhà Bè), tuy nhiên nhân viên y tế hướng dẫn anh phải đến trạm để kiểm tra giấy xét nghiệm dương tính và lấy các túi thuốc cho F0 về điều trị. Anh N. còn được nhân viên y tế hẹn quay trở lại trạm khám trong vòng nửa tháng nữa.Lực lượng mỏng, gánh nhiều việcTheo bác sĩ Bùi Thị Thủy – trưởng Trạm y tế xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, quy trình của trạm y tế là hẹn với bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ đến vào các ngày thứ hai, tư và sáu hằng tuần để xét nghiệm và cấp phát thuốc. Nếu gia đình tự làm test nhanh, có người nghi ngờ dương tính thì sẽ được hướng dẫn tự ra trạm y tế để test lại. Đối với trường hợp đã có giấy xét nghiệm thì lấy đó làm căn cứ để cấp phát túi thuốc.”Qua điện thoại, chúng tôi tư vấn cho F0 đi thẳng một đường tới trạm y tế, tuân thủ nguyên tắc 5K. Không chỉ riêng xã Nhơn Đức, 6 xã còn lại của huyện Nhà Bè cũng làm theo quy trình này. Bây giờ trạm y tế lưu động không còn, số ca nhiễm ngày càng cao, lực lượng y tế của trạm không có khả năng đến nhà nữa rồi”, bác sĩ Thủy nói.Phường Hiệp Thành là 1 trong 11 phường của quận 12 ghi nhận tổng ca COVID-19 nhiều nhất, với 3.983 ca (theo dữ liệu bản đồ COVID-19 TP.HCM trưa 11-11). BS.CKI Trần Thị Phụng – trưởng Trạm y tế phường này – chia sẻ trạm gặp rất nhiều khó khăn, áp lực khi nhân lực tại trạm rất mỏng với 14 người (8 nhân viên y tế, 6 tình nguyện viên) trong khi dân số của phường trên 110.000 người.Hiện phường Hiệp Thành có 16 điểm nóng dịch, nằm rải đều ở hầu hết các khu phố. Để ứng phó số lượng F0 trên địa bàn phường tăng cao trong khi nhân lực thiếu, những ngày qua trạm có phát thông báo tiếp nhận những F0 tự phát hiện hoặc có kết quả dương tính tại nơi làm việc đến trạm để nhận giấy xác nhận, bản cam kết cách ly tại nhà, nhận túi thuốc.Theo bác sĩ Phụng, đây là phương án bất đắc dĩ, tình huống “chữa cháy” trong thời gian chờ bổ sung trạm y tế lưu động. Bắt đầu từ chiều 11-11, phường có thêm 2 trạm y tế lưu động thuộc Bệnh viện Bình Dân và Bệnh viện Y học cổ truyền để hỗ trợ trạm trong việc quản lý F0 tại nhà, cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân trở nặng… Sắp tới, cách quản lý F0 tại nhà trên địa phường sẽ chuyển sang hình thức mỗi nhân viên y tế sẽ quản lý một lượng F0 nhất định (khoảng 150 – 200 người) thay vì quản lý theo khu phố như trước đây.Đang là địa phương cấp 2 (vùng vàng, nguy cơ trung bình), phường Hiệp Bình Chánh (TP Thủ Đức) đã được bổ sung trạm y tế lưu động. Trong khi đó, phường Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân) cũng là địa phương có số ca nhiễm tăng cao (từ ngày 3 đến 9-11 ghi nhận 328 ca) nhưng đến nay chưa thấy lực lượng về trạm y tế lưu động dù đã có địa điểm.Đại diện Trạm y tế Bình Hưng Hòa cho biết với số lượng ca nhiễm cao, việc xét nghiệm khẳng định và cấp phát túi thuốc cho F0 có đôi lúc bị chậm trễ. Trước kia có trạm y tế lưu động F0 sẽ được chăm sóc tận nhà, nhưng nay khi trạm y tế lưu động rút thì nhân lực trạm chỉ còn 4 – 5 người.”Nhân viên y tế chỉ có 4 – 5 người, trong khi đó số dân trên địa bàn phường là 101.000 người. Bên cạnh đó, chúng tôi vừa phải làm công tác tiêm ngừa, khám nghĩa vụ quân sự… chứ không chỉ riêng công tác chăm sóc F0. Trước đó quận cho biết sẽ phân bổ cho chúng tôi một trạm y tế lưu động nhưng đến nay vẫn chưa có người về, mặc dù địa điểm đã có”, vị đại diện này nói.Để F0 đến trạm y tế xét nghiệm lại là chưa phù hợpTheo BS.CKII Trần Thanh Nhân (Bệnh viện Bình Dân TP.HCM), người dân tự phát hiện dương tính phải đến trạm y tế để xét nghiệm lại hay xin cấp giấy xác nhận cách ly, cấp túi thuốc là chưa phù hợp. Việc này vừa gây lãng phí, vừa gây nguy hiểm cho nhân viên y tế và tăng nguy cơ lây nhiễm cho người dương tính giả.Để tránh những hậu quả trên có thể xảy ra, bác sĩ Nhân cho rằng nên thông báo F0 tự test nhanh dương tính ở nhà, sau đó yêu cầu họ chụp kết quả gửi trạm y tế xác nhận. Nhân viên y tế trên địa bàn phường có trách nhiệm đến tại nhà cấp phát túi thuốc, theo dõi và xét nghiệm lại khi cách ly đủ 14 ngày, nếu âm tính thì cấp giấy xác nhận.Theo Sở Y tế TP.HCM, bên cạnh 312 trạm y tế phường, xã cố định, thành phố vừa “kích hoạt” thêm 33 trạm y tế lưu động, nâng tổng số lên 250 trạm (lúc đỉnh dịch là 550 trạm).Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng cho rằng một trong hai “mũi giáp công” chống lại COVID-19 của TP là dựa vào cộng đồng, các trạm y tế đã phát huy được hiệu quả. Để đạt điều này, một phần nhờ vào các trạm y tế lưu động do các bác sĩ quân y đảm trách.Theo ông Thượng, dù đỉnh dịch COVID-19 đã qua nhưng ngành y tế TP xác định phải duy trì các trạm y tế lưu động và sớm tham mưu UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Y tế thay đổi chính sách để trạm y tế bao phủ số lượng dân phù hợp. Theo đó, việc thành lập trạm y tế sẽ dựa trên số dân (10.000 dân/trạm), như vậy một phường có thể có nhiều trạm y tế.Đồng Nai: Ca nhiễm tăng, bệnh nhân nặng giảmLực lượng y tế Đồng Nai điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại Bệnh viện dã chiến số 7, TP Biên Hòa – Ảnh: HOÀN LÊTheo ông Phan Huy Anh Vũ – giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, hai tiêu chí cho việc “mở cửa” trở lại là tỉ lệ tiêm chủng và số giường hồi sức tích cực (tầng 3). Đồng Nai đã đạt được cả 2 tiêu chí này.Đến nay, Đồng Nai đã phủ vắc xin mũi 2 cho hơn 81% người từ 18 tuổi trở lên. Đồng Nai đang duy trì 420 giường bệnh điều trị ở tầng 3 và có thể mở rộng lên 750 giường khi cần. Đội ngũ bác sĩ được đào tạo có chứng nhận hồi sức, trang thiết bị, máy móc cũng đã sẵn sàng. Tuy nhiên hiện nay chỉ có khoảng 130 bệnh nhân điều trị ở tầng 3, tức chỉ chiếm 40% công suất giường hồi sức hiện có.Để đảm bảo công tác phòng chống dịch trong thời gian tới, ngành y tế Đồng Nai đang tiếp tục củng cố y tế cơ sở: triển khai trạm y tế lưu động tại tất cả các địa phương và khu công nghiệp; chuẩn bị oxy; tiếp tục củng cố khám chữa bệnh tuyến cuối (tầng 2, 3) và đẩy nhanh tiêm vắc xin cho người dân trên địa bàn.A LỘC

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post Tin giả liên quan đến tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ khiến người dân hoang mang sợ hãi
Next post ‘Bình thường mới’: Chú ý gì để nâng cao sức khỏe người lớn tuổi?