Tin sáng 15-11: Cần Giờ tiêm mũi 2 cho 11% trẻ 12-17 tuổi, Hà Nội lập 508 trạm y tế lưu động
[ad_1]
Nhân viên y tế phát thuốc cho F0 điều trị tại nhà ở quận 8, TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNHVắc xin tiêm cho trẻ em đã đạt trên 1,4 triệu mũi đã tiêm.Trong số này, TP.HCM là địa phương triển khai tiêm chủng cho trẻ em đầu tiên trong cả nước và bắt đầu tiêm mũi 2.Huyện Cần Giờ đã tiêm mũi 2 cho 11% trẻ 12-17 tuổiTheo dữ liệu cổng thông tin COVID-19 TP.HCM tối 14-11, hiện có 8 quận, huyện trên địa bàn TP đã hoàn thành tiêm mũi 1 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi gồm: các quận 1, 3, 5, 6, 11, Phú Nhuận, Tân Phú và huyện Cần Giờ.Các địa phương có tỉ lệ mũi 1 cho trẻ ở độ tuổi này thấp nhất là huyện Củ Chi và quận 8 (cùng 63%), huyện Bình Chánh và quận Bình Thạnh (cùng 65%). TP Thủ Đức và các quận, huyện còn lại có tỉ lệ tiêm mũi 1 từ trên 74% – gần 100%.Trên cổng này cũng hiển thị đã có một số quận, huyện thực hiện tiêm mũi 2 cho trẻ từ 12-17 tuổi gồm: các huyện Cần Giờ, Hóc Môn; các quận 1, 4, 5, 7 và TP Thủ Đức. Trong đó, huyện Cần Giờ đạt tỉ lệ tiêm mũi 2 cao nhất với 11%; TP Thủ Đức và các quận, huyện còn lại đạt tỉ lệ từ 1-2%.16 tỉnh, thành phố đang triển khai tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ là Ninh Bình, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Điện Biên, Đà Nẵng, TP.HCM, Đồng Nai, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long, Bình Dương, Kiên Giang, Cà Mau và Hậu Giang. Tổng số vắc xin COVID-19 đã tiêm là 1.414.228 liều, với tỉ lệ bao phủ ít nhất 1 liều là 15,5% dân số từ 12 -17 tuổi.Theo Bộ Y tế, số lượng vắc xin trong tháng 11 này và 12 sắp tới sẽ tiếp tục về nhiều, do đó Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên (ưu tiên người trên 50 tuổi) và triển khai tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi theo hướng dẫn của Bộ.Đồ họa: NGỌC THÀNHTiêm vắc xin Pfizer cho học sinh tại Trường THCS Hà Huy Tập, quận Bình Thạnh, TP.HCM chiều 29-10 – Ảnh: QUANG ĐỊNHSố ca mắc mới tăng, Hà Nội thành lập 508 trạm y tế lưu độngTừ thời điểm nới giãn cách, số ca mắc mới của Hà Nội tăng hơn, mỗi ngày trung bình ghi nhận 100 đến 200 ca mới, một số ổ dịch lớn, phức tạp. Nhiều quận huyện, trên địa bàn TP đã lên kế hoạch thành lập 508 trạm y tế lưu động để hỗ trợ theo dõi sức khỏe người cách ly y tế tại nhà trong trường hợp số ca mắc tăng cao.Các trạm y tế lưu động có nhiệm vụ quản lý, theo dõi, hỗ trợ các trường hợp F1, F2 đang cách ly tại nhà và chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn (bên cạnh trạm y tế đang có sẵn), hỗ trợ công tác xét nghiệm, tiêm chủng và tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.Thực hiện khám bệnh, sơ cấp cứu các bệnh thông thường khác để bảo đảm người dân trong vùng dịch vẫn được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản kịp thời nhất, phù hợp với bối cảnh dịch bênh.Trạm y tế lưu động được trang bị bình oxy sử dụng tại chỗ, 2 bình oxy nhỏ để mang đến nhà người dân, máy đo SpO2, bóng Ambu, test xét nghiệm nhanh COVID-19, trang phục bảo hộ, 2 số điện thoại nóng tiếp nhận thông tin, thuốc cấp cứu, thuốc để chăm sóc các bệnh lý phổ biến, mỗi trạm có 5 nhân viên y tế.Hà Nội phong tỏa hẹp nhiều nơi vì COVID-19 – Ảnh: NAM TRẦNMột số tỉnh thành có dịch đã bước đầu khống chế được dịchTỉnh Phú Thọ là một trong số địa phương dịch nóng trở lại từ giữa tháng 10, với số ca mắc mỗi ngày xấp xỉ 100 ca, có huyện phải nâng cấp độ dịch lên cấp 3 (vùng cam). Trong những ngày gần đây, mỗi ngày Phú Thọ chỉ ghi nhận trên dưới 10 ca mới, từ 15-11 toàn bộ học sinh Phú Thọ đến trường học trực tiếp trở lại.Ngày 14-11 Nam Định ghi nhận 37 ca mắc mới, tất cả đều ở khu vực cách ly, phong toả, không ghi nhận ca cộng đồng mới. Nam Định cũng là địa phương có tình hình dịch khá căng ở thời điểm giữa tháng 10.Tuy nhiên tính chung toàn quốc trong tuần gần đây (7 đến 14-11) là 57.534 ca, cao hơn nhiều so với tuần 1 đến 7-11 46.648 ca. Có thể nhận thấy, thời điểm đầu tháng 11 số ca mắc đã liên tục tăng từ 5.000 ca/ngày lên 6.000 ca, 7.000 ca/ngày, những ngày gần đây luôn dừng ở mốc trên 8.000 ca/ngày và chưa bùng phát thêm.Hiện dịch vẫn rất nóng ở Đông và Tây Nam Bộ, nhưng TP.HCM và một số tỉnh lân cận đã giảm được số ca mắc (dù chưa nhiều), số ca tử vong tại TP.HCM cũng đã giảm mạnh trong ngày 14-11.Nhân viên y tế chăm sóc cho các trường hợp F0 đang điều trị tại bệnh viện Hồi sức COVID-19 (TP. Thủ Đức) – Ảnh: DUYÊN PHANTình hình dịch COVID-19 ở một số tỉnh thành- Ngày 14-11 Hà Nội có thêm 119 ca COVID-19 mới, trong đó có 42 ca cộng đồng. Trong số này, có 76 ca đã tiêm đủ 2 mũi, 16 ca tiêm 1 mũi và 18 ca chưa đến tuổi tiêm chủng. Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 là 6.043 ca trong đó số ca cộng đồng là 2.271 ca.- Hà Giang tiếp tục cho học sinh nghỉ học từ ngày 14-11 đến hết ngày 28-11. Kể từ khi xuất hiện một ca COVID-19 cộng đồng tại phường Ngọc Hà (thành phố Hà Giang) đến nay số ca F0 đã phát sinh trên địa bàn Hà Giang là 2.608 ca. Trong số này có 681 học sinh và 50 cán bộ giáo viên của gần 100 trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn dương tính.- Phú Thọ từ 6h đến 18h ngày 14-11 ghi nhận thêm 27 ca COVID-19 mới, trong đó có 7 ca cộng đồng. Như vậy, từ ngày 14-10 đến nay, Phú Thọ ghi nhận 1.375 ca COVID-19, toàn tỉnh mới đạt 83,5% người dân trên 18 tuổi được tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin.- Tối 14-11, Bắc Giang phát sinh thêm 41 ca F0. Tính từ ngày 26-10-2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ghi nhận 608 ca F0. Trong ngày có 17 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được ra viện. Hiện còn 517 F0 đang điều trị (81 F0 tại BV Đa khoa tỉnh Bắc Giang, 436 F0 tại BV Dã chiến số 2).- Hà Nam sáng 14-11, toàn tỉnh ghi nhận 21 ca COVID-19, trong đó có 18 ca cộng đồng tại Công ty may Happytex (xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm). Tính từ ngày 19-9 đến sáng 14-11, Hà Nam ghi nhận 1.136 caCOVID-19, trong đó 974 ca đã điều trị khỏi, ra viện. Đến sáng 14-11, tỉnh có hơn 1 triệu lượt người đã tiêm vắc xin COVID-19, trong đó hơn 475.500 người tiêm mũi 2.- Ngày 14-11, Thái Bình thông báo cấp độ dịch, toàn tỉnh Thái Bình cấp độ 1; 7 huyện, thành phố cấp độ 1; một huyện cấp độ 2; một xã cấp độ 4; tám xã cấp độ 2 và 251 xã cấp độ 1. Qua xét nghiệm sàng lọc, tỉnh ghi nhận thêm 143 ca COVID-19 mới ngày này, tiếp tục tăng so với những ngày qua. – Quảng Ngãi sáng 14-11, tiếp tục ghi nhận thêm 28 ca COVID-19, trong đó có 10 ca cộng đồng. Từ ngày 26-6 đến nay, Quảng Ngãi ghi nhận 2.011 ca COVID-19.- Quảng Bình từ 6h ngày 13-11 đến 6h ngày 14-11 ghi nhận thêm 16 ca COVID-19 mới, trong đó có 6 ca về từ vùng dịch. Tổng số ca COVID-19 toàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay lên 2.200 ca, trong đó 2.016 ca khỏi, 178 ca đang điều trị, 6 ca tử vong. Hiện có 567.924 người tại Quảng Bình đã tiêm vắc xin COVID-19 trong đó 81.610 người đã tiêm đủ 2 mũi.- Bến Tre từ 18h ngày 13-11 đến 11h ngày 14-11 ghi nhận 80 ca COVID-19 (54 ca cộng đồng), nâng tổng số ca mắc toàn tỉnh là 3.358 ca. Trong đó, có 2.308 ca ra viện, 54 ca tử vong toàn tỉnh. Đến nay toàn tỉnh đã có 90,17% dân số từ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc xin COVID-19, trong đó có 48,26% dân số tiêm đủ 2 mũi.- Tây Ninh tính từ 18h ngày 13-11 đến sáng 14-11 ghi nhận 703 ca COVID-19. Trong đó có 697 ca cộng đồng. Đến ngày 13-11, toàn tỉnh tiêm được 1.463.932 liều/1.561.990 liều vắc xin Covid-19 được phân bổ, trong đó, tiêm mũi 1 được 892.447 liều; mũi 2 là 571.485 liều.
[ad_2]