Tiêm vắc xin mũi 2 cho trẻ em TP.HCM: Thực tế một đằng, dữ liệu một nẻo

[ad_1]

Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho học sinh ở TP.HCM – Ảnh: DUYÊN PHANVắc xin được lựa chọn tiêm cả 2 mũi cho trẻ là của Pfizer, khoảng cách giữa 2 mũi là từ 3 đến 4 tuần (21 – 28 ngày) theo khuyến cáo.Chưa tiêm nhưng đã có dữ liệu!Điều đáng ngạc nhiên, dữ liệu từ Cổng thông tin COVID-19 TP.HCM trong chiều cùng ngày cho thấy tốc độ tiêm giữa các địa phương trên địa bàn TP chưa đồng đều khi có địa phương đã tiêm mũi 2 nhưng có địa phương mới tiêm mũi 1 đạt trên 60%.Cụ thể, hiện có 8 quận, huyện trên địa bàn TP đã hoàn thành tiêm mũi 1 cho trẻ từ 12-17 tuổi gồm các quận 1, 3, 5, 6, 11, Phú Nhuận, Tân Phú và huyện Cần Giờ. Các địa phương có tỉ lệ mũi 1 cho trẻ ở độ tuổi này thấp nhất là huyện Củ Chi và quận 8 (cùng 63%), huyện Bình Chánh và quận Bình Thạnh (cùng 65%). TP Thủ Đức và các quận, huyện còn lại có tỉ lệ tiêm mũi 1 từ trên 74% đến gần 100%.Trên cổng thông tin cũng hiển thị số quận, huyện thực hiện tiêm mũi 2 cho trẻ từ 12-17 tuổi gồm: các huyện Cần Giờ, Hóc Môn; các quận 1, 4, 5, 7 và TP Thủ Đức. Trong đó, huyện Cần Giờ đạt tỉ lệ tiêm mũi 2 cao nhất với 11%; TP Thủ Đức và các quận, huyện còn lại đạt tỉ lệ từ 1-2%.Tuy nhiên, trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 15-11, bà Đỗ Thị Trúc Mai – phó chủ tịch UBND quận 4 – cho biết hiện quận chưa có kế hoạch chính thức tiêm vắc xin mũi 2 cho trẻ từ 12 -17 tuổi. Sở dĩ trên Cổng thông tin COVID-19 TP hiển thị có 1% trẻ 12-17 tuổi tại quận đã tiêm mũi 2 thì đây là những trẻ đã tiêm mũi 1 trước đó ở các bệnh viện. Khi những trẻ này đủ thời gian tiêm mũi 2 thì sẽ được quận tiêm mũi 2 cùng với chiến dịch trên diện rộng hiện tại.Tại quận 1, bà Đỗ Thị Tân – phó giám đốc Trung tâm Y tế quận – cho hay quận cũng chưa có kế hoạch cuối cùng tiêm mũi 2 cho trẻ từ 12-17 tuổi. Dự kiến, theo thông báo Sở Giáo dục – đào tạo TP sẽ tiêm mũi 2 cho nhóm trẻ này từ sau ngày 20-11. Đối với những trẻ đã tiêm mũi 2 tại quận, bác sĩ Tân cho biết đó là những trẻ đã được cho phép tiêm mũi 1 tại các bệnh viện (trước chiến dịch tiêm diện rộng). “Những trẻ này đã đến thời gian tiêm mũi 2 thì chúng tôi tiêm chứ quận chưa chính thức tiêm mũi 2. Số lượng này khoảng một trăm mấy em”, bác sĩ Tân nói.Là địa phương có tỉ lệ tiêm vắc xin mũi 2 cho trẻ từ 12-17 tuổi cao nhất với 11%, ông Trương Tiến Triển – phó chủ tịch UBND huyện Cần Giờ – cho hay con số này trên Cổng thông tin COVID-19 TP là chưa chuẩn xác và cho rằng nguyên nhân ban đầu có thể do nhập liệu sai.Ông Triển khẳng định đến thời điểm hiện tại, huyện chưa tổ chức tiêm vắc xin mũi 2 cho trẻ từ 12-17 tuổi, kế hoạch tiêm của huyện cũng phải theo chỉ đạo của Sở Y tế TP.”Nếu TP cho phép rút ngắn thời hạn khoảng cách giữa hai mũi tiêm xuống còn 3 tuần thì ngày 18-11 sắp tới sẽ đúng thời hạn trẻ tiêm mũi 2 nhưng với điều kiện Sở Y tế TP cho phép và cấp phát vắc xin thì huyện mới triển khai tiêm được”, ông Triển nói.Tiêm chủng vượt 100 triệu mũiĐến chiều cùng ngày, cả nước đã đạt trên 100 triệu mũi tiêm, phủ mũi 1 cho trên 87% người từ 18 tuổi, số người tiêm đủ 2 mũi đạt trên 47% người từ 18 tuổi.Có 16/63 tỉnh thành có tỉ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc xin cho trên 95% dân số từ 18 tuổi trở lên, gồm Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Bình Dương, Hậu Giang. 17/63 tỉnh thành có tỉ lệ bao phủ đủ 2 mũi vắc xin cho trên 50% người từ 18 tuổi.Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết sẽ cấp đủ vắc xin tiêm phủ mũi 1 và mũi 2 trong năm 2021 để hoàn thành tiêm chủng cho người từ 18 tuổi trở lên (sớm hơn mốc dự kiến trước đây nửa năm), từng bước mở rộng tiêm cho trẻ 12-17 tuổi. Cho đến nay đã có 16 tỉnh thành tiêm chủng cho trẻ 12-17 tuổi với trên 1,2 triệu cháu đã được tiêm mũi 1, riêng TP.HCM đã có một số quận huyện bước vào tiêm mũi 2.Theo nguyên tắc phân bổ vắc xin hiện nay, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia sẽ ưu tiên phân bổ vắc xin cho trẻ em các vùng đang có dịch, khu vực đông dân cư, đầu mối giao thông…Hà Nội thành lập 508 trạm y tế lưu độngSố ca F0 mắc mới tăng, nhiều quận huyện đã lên kế hoạch thành lập 508 trạm y tế lưu động để hỗ trợ theo dõi sức khỏe người cách ly y tế tại nhà trong trường hợp số ca mắc tăng cao.Các trạm y tế lưu động được trang bị bình oxy sử dụng tại chỗ, 2 bình oxy nhỏ để mang đến nhà người dân, máy đo SpO2, bóng Ambu, test xét nghiệm nhanh COVID-19, trang phục bảo hộ, 2 số điện thoại nóng tiếp nhận thông tin, thuốc cấp cứu, thuốc để chăm sóc các bệnh lý phổ biến, mỗi trạm sẽ có 5 nhân viên y tế.L.ANHSóc Trăng tiêm ngừa COVID-19 cho trẻ 12-15 tuổiNgày 15-11, Sóc Trăng đã bắt đầu tiêm ngừa COVID-19 cho trẻ em đủ 12 tuổi đến 15 tuổi (sinh từ ngày 15-11-2009 trở về trước) bằng vắc xin Pfizer. Đây là tỉnh đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long tiêm ngừa COVID-19 cho trẻ em trong độ tuổi này. Trước đó, Sóc Trăng cũng là tỉnh đầu tiên ở miền Tây tiêm vắc xin cho học sinh cấp III với khoảng 36.000 em.Tại TP Sóc Trăng, từ sáng sớm nhiều phụ huynh đã đưa con em đến các điểm tiêm trên địa bàn. Bà Trần Thị Châu (phường 1, TP Sóc Trăng) cho biết tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, số ca nhiễm còn cao nên khi nghe con được tiêm vắc xin, bà rất mừng. Bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc – phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng – cho biết có khoảng 80.000 học sinh lớp 7, 8, 9 và trẻ em cộng đồng được tiêm trong đợt này. Theo bác sĩ Huỳnh Trung Đoàn – phó giám đốc Trung tâm Y tế TP Sóc Trăng, trong 3 ngày (15 đến 17-11) ngành y tế TP Sóc Trăng dự kiến tiêm cho gần 8.500 em tại 3 điểm tiêm. Riêng những trẻ không đến trường sẽ được tiêm tại các điểm tiêm thuộc phường nơi cư trú.KHẮC TÂM

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post Vì sao Sở Y tế TP.HCM đề xuất sớm mở lại các khu cách ly?
Next post Tin sáng 16-11: Việt Nam đã nhận 135 triệu liều vắc xin, tiêm 101 triệu liều