Lý giải ‘chuyện lạ’ COVID ở Kenya, Nhật Bản
[ad_1]
Tháp dân số Kenya năm 2020 với “male” là nam và “female” là nữ – Nguồn: Populationpyramid.netĐây là những con số mong đợi của các nước đang vật lộn với dịch bệnh, trong đó có Việt Nam. Có vẻ thật khó hiểu khi các nước châu Phi với hệ thống y tế thiếu thốn, tỉ lệ người chích vắc xin rất thấp so với các nước khác trên thế giới!Vì sao Kenya?Một nghiên cứu tại Kenya, quốc gia ở phía đông châu Phi có dân số khoảng 53 triệu người, cho thấy cứ khoảng 20 người từ 15 – 64 tuổi lại có 1 người có kháng thể kháng virus SARS-CoV-2. Điều này cho thấy họ đã nhiễm và khỏi COVID-19 trước đó. Con số này nếu ước tính theo dân số Kenya thì khoảng 1,6 triệu người đã có miễn dịch tự nhiên.Con số này ngang ngửa với tình trạng của Tây Ban Nha vào khoảng giữa tháng 5-2020 đã làm chết khoảng 27.000 người, nhưng Kenya chỉ có khoảng 100 người chết tính cho đến khi kết thúc nghiên cứu.Ngoài ra, các bệnh viện Kenya cũng không hề ghi nhận tình trạng quá tải vì bệnh nhân COVID-19. Để tạo ra sự ngoạn mục này, một số yếu tố đóng vai trò quan trọng ở Kenya cũng như các nước châu Phi khác mà các nhà khoa học có thể kể ra đó là:* Dân số trẻ: Người dân Kenya có tuổi trung bình 20, với đa số người dưới 25 tuổi. Yếu tố này rất quan trọng vì chúng ta đã biết nguy cơ trở nặng của COVID-19 tỉ lệ thuận với độ tuổi. Hầu hết những người nhỏ tuổi, khỏe mạnh thường chỉ có biểu hiện nhẹ hoặc không triệu chứng.* Hiệu ứng miễn dịch cộng đồng từ miễn dịch “tự nhiên”: Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy việc nhiễm virus một cách tự nhiên và khỏi bệnh đã tạo ra hệ miễn dịch kháng virus SARS-CoV-2 rất mạnh mẽ. Khi trong cộng đồng có số lượng lớn người dân có hệ miễn dịch như vậy thì việc lây nhiễm virus sẽ hạn chế hơn do đã tạo được hiệu ứng miễn dịch cộng đồng.* Hiệu ứng miễn dịch chéo từ các bệnh khác: Khi tình trạng y tế yếu kém, chất lượng vệ sinh thấp thì việc nhiễm các bệnh khác trong môi trường cũng thường xảy ra hơn ở châu Phi. Việc hệ miễn dịch được kích hoạt như vậy cũng tạo phản ứng miễn dịch chéo giúp bảo vệ phần nào trước COVID-19, giảm nguy cơ trở nặng của người mắc virus.Với 3 yếu tố chính này, các nhà khoa học tin rằng chúng đã đóng vai trò không nhỏ vào việc tạo ra hiện tượng kháng COVID-19 ngoạn mục ở Kenya nói riêng và các nước châu Phi nói chung.Chung hiện tượng, khác bản chất3 yếu tố trên lại không phải là lời giải thích cho hiện tượng tương tự ở Nhật Bản, khi đặc điểm dân số Nhật trái ngược với độ tuổi trung bình khoảng 48, hầu hết trên 40 tuổi. Trong trường hợp này, các nhà khoa học cho rằng điểm quan trọng đóng góp cho thành quả chống dịch này có thể kể ra như:* Tỉ lệ chích vắc xin cao và sử dụng vắc xin tốt: Hiện nay tỉ lệ chích vắc xin của Nhật thuộc hàng cao nhất thế giới (hơn cả Israel) với tổng số người đã chích là 79%, trong đó 77% đã chích đầy đủ. Những vắc xin họ dùng cũng là những loại cho hiệu quả cao nhất hiện nay như Pfizer/BioNTech, Moderna hoặc AstraZeneca.* Nghiêm túc trong việc đeo khẩu trang và duy trì giãn cách xã hội: Với tính kỷ luật cao, người Nhật đã phòng dịch nghiêm túc. Điều này cũng là yếu tố góp phần không nhỏ, giảm rủi ro lây lan trong cộng đồng.Hiểu được các yếu tố góp phần tạo ra hiện tượng giảm COVID-19 ngoạn mục như vậy ở các nước trên thế giới có giúp gì cho Việt Nam trong đại dịch COVID-19 không? Theo tôi đánh giá, dân số Việt Nam có độ tuổi trung bình khoảng 30, được xem trẻ hơn dân Nhật nhưng già hơn dân ở các nước châu Phi.Nếu chỉ dựa vào độ tuổi (chưa tính đến yếu tố bệnh nền và đặc điểm dân tộc) là yếu tố nguy cơ của bệnh COVID-19, chúng ta sẽ khá nguy hiểm nếu so sánh trường hợp của các nước châu Phi. Điều này đã chứng minh rõ trong đợt dịch vừa qua, khi số người mắc COVID-19 trở nặng tăng cao, gây quá tải hệ thống y tế của ta vốn đã khá mỏng manh so với các nước. Việc tăng cường chích vắc xin trong thời gian qua đã cho thấy giúp kiểm soát dịch bệnh đáng kể.Giải pháp khuyến nghị để mở cửa an toànĐể mở cửa an toàn và đưa cuộc sống trở lại bình thường, theo tôi, chúng ta cần phải thực hiện những việc sau:➜ Tăng cường phủ vắc xin cho toàn dân.➜ Ưu tiên chích vắc xin cho người lớn tuổi, bệnh nền.➜ Nên chuẩn bị ngay kế hoạch bổ sung vắc xin cho những người đã chích vắc xin Trung Quốc như Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo.➜ Ở những nơi có tỉ lệ chích vắc xin trên 50% với 2 mũi nên bắt đầu mở cửa nền kinh tế từng bước thận trọng.➜ Nên tiếp tục giữ các biện pháp phòng tránh lây nhiễm ở nơi đông người cho đến khi thật sự kiểm soát được dịch bệnh.
TS NGUYỄN HỒNG VŨ (Viện nghiên cứu City of Hope, California, USA, cố vấn khoa học Ruy Băng Tím)
[ad_2]