Những lưu ʏ́ 5K cho trẻ lớp 1
[ad_1]
Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM – khuyến cáo phụ huynh cần hiểu rõ những nguy cơ này để có biện pháp giúp trẻ phòng tránh khi đi học, nhất là với trẻ lớp 1.Trao đổi với Tuổi Trẻ, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết: – Trước hết, phải xác định rằng trẻ có tiêm hay không tiêm vắc xin thì chắc chắn trong lớp học sẽ có F1 khi học sinh đi học trực tiếp. Thực tế thời gian vừa qua cũng cho thấy học sinh ᴏ̛̉ trong nhà, không đến trường nhưng vẫn bị nhiễm COVID-19 do lây từ những người xung quanh trong gia đình.Bác sĩ Trương Hữu KhanhCái chính mà phụ huynh cần hiểu là tuổi của học sinh càng nhỏ thì khi nhiễm COVID-19 càng nhẹ. Những phụ huynh có con đã từng nhiễm COVID-19 chắc biết rõ điều này. Khi trẻ đi học lại có thể có 2 nguy cơ: học sinh nhiễm COVID-19 và lây cho những người trong gia đình mình; nguy cơ thứ 2 là học sinh lây cho bạn của mình và người bạn ấy cũng sẽ lây cho người trong gia đình. Điều cần quan tâm còn lại là những người trong gia đình học sinh đã tiêm vắc xin hay chưa mà thôi.Từ những phân tích trên, tôi đặt lại câu hỏi rằng: Người lớn được hòa nhập vào cuộc sống ᴏ̛̉ trạng thái “bình thường mới”, được đến công sở, tham gia nhiều hoạt động khác nhau thì tại sao lại không cho con trẻ đến trường học trực tiếp?* Nhưng phụ huynh lớp 1 lo lắng rằng các bé 6 tuổi còn quá nhỏ, khi đến trường rời xa vòng tay của gia đình thì khó thực hiện biện pháp 5K để phòng chống dịch?- Riêng đối với trẻ lớp 1, tôi cho rằng biện pháp 5K cần thực hiện linh hoạt chứ không thể như người lớn. Dĩ nhiên, việc đeo khẩu trang là tốt nhưng không thể bắt trẻ phải đeo 100% thời gian khi ᴏ̛̉ trường. Có thể có những lúc trẻ cảm thấy khó chịu thì có thể mở khẩu trang. Việc cần làm của phụ huynh và giáo viên là hướng dẫn, nhắc nhở trẻ đeo khẩu trang đúng cách, rèn cho trẻ thói quen rửa tay, sắp xếp để trẻ tiếp xúc với nhau theo nhóm nhỏ, chỉ từ 3 – 5 trẻ để khi có tình huống phát sinh cũng dễ xử lý. Ngoài ra cũng cần tổ chức cho trẻ ngồi giãn cách trong lớp học và dặn dò học sinh không đi lung tung trong trường. Cần nhất là hạn chế cho trẻ giao tiếp ngoài gia đình và ngoài nhà trường vì rất khó kiểm soát.2 năm trở lại đây, thực sự tôi thấy các cháu từ 3 – 12 tuổi rất thiệt thòi khi dịch bệnh bùng phát. Độ tuổi này đáng lẽ các cháu phải được tăng cường ra ngoài, gần gũi với thiên nhiên, tăng cường giao tiếp với bạn bè, thầy cô giáo… để có sự phát triển về cảm xúc, có sự bồi dưỡng về tinh thần thì các cháu phải ᴏ̛̉ yên trong nhà.Thế nên tôi cho rằng thời điểm này ᴏ̛̉ TP.HCM là thời điểm phù hợp để cho học sinh đến trường. Bởi người lớn đều đã tiêm vắc xin, nếu học sinh có lây nhiễm cho người nhà của mình thì cũng không đáng lo.* Với những bé béo phì hoặc bệnh nền thì sao, thưa bác sĩ?- Trẻ nhiễm COVID-19 chuyển biến nặng có tỉ lệ rất thấp, thường rơi vào các trường hợp trẻ bị bệnh nền như bệnh tim bẩm sinh, bại não, suy thận… Trẻ béo phì cũng rơi vào trường hợp này nhưng là những trẻ béo phì mức độ cao: chỉ số thể trọng (BMI) trên 30. Với những trẻ BMI trên 30 thì nhiễm bệnh gì cũng có nguy cơ trở nặng chứ không chỉ COVID-19.Điều quan trọng trước mắt chính là kịch bản phòng chống dịch ᴏ̛̉ các trường phổ thông. Trẻ nhỏ tuổi sẽ bị nhẹ không có nghĩa là không phòng bệnh. Làm sao để cung đường trẻ đi từ nhà đến trường, môi trường lớp học, trường học… an toàn nhất có thể. Muốn thế thì khi đưa đón con đi học phụ huynh đừng ghé chỗ này, chỗ kia; hãy cho con ăn uống ᴏ̛̉ nhà và đưa con đi thẳng một mạch từ nhà đến trường.ᴏ̛̉ trường học cũng vậy, hãy hạn chế hoặc có biện pháp chặt chẽ về việc cho khách đến thăm trường, tiếp xúc với học sinh; phòng ốc phải thông thoáng, thường xuyên được vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn, phân chia học trò theo nhóm nhỏ trong sinh hoạt – học tập; phân luồng lối đi, đồng thời dặn dò trẻ để tránh tiếp xúc ᴏ̛̉ các khu vực công cộng như sân trường, nhà vệ sinh…; phối hợp với ngành ʏ tế để có quy trình xử lý phù hợp khi phát hiện có F0, hạn chế lây nhiễm chéo…
[ad_2]