Những người nghiên cứu vắc xin Việt: Lặng thầm tìm ‘vũ khí’ chống dịch

[ad_1]

Tiêm thử nghiệm vắc xin Nano Covax cho tình nguyện viên tại tỉnh Long An – Ảnh: DUYÊN PHANVắc xin Covivac, loại vắc xin thứ hai của Việt Nam, đang bắt đầu bước vào giai đoạn 2 thử nghiệm lâm sàng. Ngoài việc thử nghiệm, đây cũng là thời gian các anh viết đề cương báo cáo Bộ Y tế, chuẩn bị cho giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thứ 3 dự kiến bắt đầu vào cuối năm nay.Làm khoa học, nhất là nghiên cứu vắc xin, đi đến kết quả là một hành trình khó khăn, đòi hỏi rất nhiều sự kiên trì. Chuỗi công việc bất tận mà khâu nào cũng phải hết sức tỉ mỉ, chính xác, đầu tư kỹ lưỡng và cẩn trọng để sản phẩm vắc xin ra đời an toàn và có hiệu quả phòng bệnh.Những người thầm lặngNghiên cứu phát triển vắc xin là công việc rất khó, chả thế mà nhóm nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng Covivac đã bắt đầu tuyển tình nguyện viên tham gia giai đoạn 1 từ trước Tết Nguyên đán 2021. Giữa tháng 8, các anh mới báo cáo xong giai đoạn 1, chuyển tiêm mũi 1 cho 375 tình nguyện viên tham gia thử nghiệm giai đoạn 2, lên đề cương thử nghiệm giai đoạn 3.Những ngày này vắc xin ngừa COVID-19 quý hơn vàng bởi cả thế giới mới chỉ có 17 nhà sản xuất có vắc xin thương mại nhưng lại có tới hàng tỉ người cần tiêm. Tưởng như Việt Nam khó có thể tham gia cuộc đua, tính cả về kinh nghiệm và khả năng phát triển vắc xin ngừa COVID-19, thế nhưng ngay khi dịch mới bùng phát đầu năm 2020, bốn đơn vị đã bắt tay vào việc. Đến nay, khi vắc xin ngừa COVID-19 là cứu cánh trên toàn thế giới, Việt Nam vẫn còn hai trong bốn nhà sản xuất bền bỉ trong hành trình này: Covivac của Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang đang ở giai đoạn 2 thử nghiệm lâm sàng; Nano Covax của Công ty Nanogen đang trong những bước hoàn thiện cuối cùng.Trong quy trình sản xuất một vắc xin, có rất nhiều người tham gia ở các khâu: nghiên cứu phát triển vắc xin, thử nghiệm tiền lâm sàng trên động vật, thử nghiệm lâm sàng trên người… Mỗi khâu đều có những chi tiết quan trọng, đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn. Những ngày khởi động giai đoạn 2 của Covivac là những ngày Hà Nội giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, và Thái Bình – nơi triển khai nghiên cứu – lại yêu cầu cách ly 14 ngày người từ vùng dịch đến, khi về lại Hà Nội, yêu cầu cũng lại phải cách ly 14 ngày.TS Vũ Đình Thiểm kể cách giải quyết của ông: “Nếu phải tuân thủ như vậy thì không thể hoàn thành tiến độ, nhưng chúng tôi đã đề xuất và được miễn cách ly vì mình chủ động phòng dịch và đang trong giai đoạn nước rút của nghiên cứu. Khó khăn nhất còn lại là khâu vận chuyển mẫu huyết thanh lấy từ thực địa về, chỉ lo xe kẹt giữa đường mà mẫu huyết thanh thu nhận lại không thể để quá 4 giờ đồng hồ. Tổng số mẫu mỗi đợt chỉ có 36 mẫu nhưng lại phải chia nhiều lần vận chuyển, mỗi lần chỉ vài mẫu vẫn phải sử dụng một chuyến xe và phải rải ra trong 6 ngày, nhiệt độ trữ huyết thanh còn phải luôn đảm bảo đúng yêu cầu”.Một điểm rắc rối khác phải gỡ là đề cương nghiên cứu được các nhà khoa học Việt Nam xây dựng từ năm 2020, với những tiêu chuẩn rất cao dù mức đầu tư thấp, dẫn đến khi thử thì vắc xin không đạt yêu cầu. Nhưng khi áp dụng tiêu chuẩn mà các nhà sản xuất vắc xin thế giới hiện đang áp dụng thì Covivac đã đạt ngay.“Công việc của chúng tôi là thử lâm sàng, làm “trọng tài” đánh giá vắc xin, nên chẳng mấy khi có người biết đến. Niềm vui của chúng tôi là khi vắc xin ra đời và phòng bệnh được cho nhiều người. Hôm nay, nếu có vắc xin là có vũ khí chống lại COVID-19 để cuộc sống sớm trở lại bình thường” – ông Thiểm chia sẻ.Khối lượng công việc tỉ mỉ và kỹ càng này rất lớn vì cùng lúc có 2 – 3 vắc xin ngừa COVID-19 thử nghiệm lâm sàng, nhưng số lượng nghiên cứu viên tham gia lại không nhiều. Chỉ những người dày dạn kinh nghiệm mới có thể “vững” ở vị trí nghiên cứu viên chính, chủ trì đề tài và những nghiên cứu viên như vậy ở Việt Nam rất ít ỏi.“Vắc xin mang dấu ấn của bạn đọc Tuổi Trẻ”Đó là ý kiến của ông Đỗ Văn Chiến, chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tại lễ trao tặng đóng góp của bạn đọc Tuổi Trẻ cho hai dự án phát triển vắc xin Covivac và Nano Covax (mỗi dự án 1 tỉ đồng) hồi tháng 6-2021.Ngay từ tháng 3-2021, khi Việt Nam chưa triển khai chương trình tiêm ngừa COVID-19, báo Tuổi Trẻ đã mở chương trình “Cùng Tuổi Trẻ góp vắc xin ngừa COVID-19”. Đến tháng 6-2021, bạn đọc đã dành trên 11 tỉ đồng đóng góp cho chương trình và 2 tỉ trong số này đã được dành cho hai dự án phát triển vắc xin nội là Covivac và Nano Covax. Càng ngày số tiền bạn đọc đóng góp càng nhiều hơn.Tháng 10 này, sau khi lấy mẫu huyết thanh ngày thứ 42 sau tiêm mũi 1 (ngày 14 sau tiêm mũi 2), khoảng 750 mẫu huyết thanh trước và sau tiêm Covivac sẽ được chuyển tới một phòng thí nghiệm tại Canada để đánh giá hiệu quả sau tiêm. Thông thường thời gian để phát triển một vắc xin mới mất 5-10 năm, nhưng giờ đây để sớm có vũ khí chống dịch, các nhà khoa học Việt Nam đã có thời gian phát triển vắc xin khá nhanh, không thua kém nhiều so với các vắc xin sản xuất ở nước ngoài với chi phí đầu tư lớn hơn nhiều lần, cho thấy những bước tiến về chuyên môn của “ngành vắc xin Việt”.Điều đó đạt được một phần là nhờ những người đang rất lặng thầm, rất khiêm tốn, rất ít nói về mình, đang miệt mài, tỉ mỉ, cẩn trọng từng bước trong chặng đường phát triển vắc xin.Nếu đúng như dự định, Covivac sẽ về đích vào đầu năm 2022. Khi đó Việt Nam sẽ có ba nhãn hiệu vắc xin sản xuất trong nước: Nano Covax, Covivac và Arct-154 chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, hoàn toàn đủ cho nhu cầu sử dụng trong nước, chủ động an ninh vắc xin.

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post Nỗi lo ‘đứt’ vắc xin Moderna mũi 2 ở TP.HCM
Next post Vợ mất, bệnh nhân COVID-19 hồi phục kỳ diệu nhờ quyết tâm phải sống vì 3 đứa con nhỏ