Vì sao châu Âu viện trợ nhiều vắc xin cho Việt Nam?

[ad_1]

Một phụ nữ được tiêm vắc xin COVID-19 ở Việt Nam – Ảnh: REUTERSTuần trước, Ý và Romania là những nước mới nhất viện trợ vắc xin COVID-19 cho Việt Nam sau Ba Lan, CH Czech, Hungary, và Pháp.Xu hướng EU viện trợ nhiều vắc xin COVID-19 cho Việt Nam từ EU là một thực tế đã được ghi nhận. Một bài viết đăng trên trang web của Đài DW (Đức) đã thử nêu quan điểm lý giải xu hướng này.Theo đó, lợi ích kinh tế và cả dấu ấn trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là điều các lãnh đạo EU nhìn thấy trong công tác hỗ trợ, viện trợ Việt Nam trong đại dịch COVID-19.Đài DW ước tính tới nay, EU đã viện trợ hoặc cam kết viện trợ tổng cộng 2,6 triệu liều vắc xin COVID-19 cho Việt Nam – một “nhân tố quan trọng trong chính trị châu Á”.Nói như GS Carl Thayer (ĐH New South Wales, Úc), các nước EU có thể mang nhiều động cơ khác nhau, kết hợp giữa lợi ích quốc gia và chủ nghĩa vị tha. “Cung cấp viện trợ vắc xin COVID-19 cho Việt Nam là một phản ứng hợp lý đối với những động cơ ấy”, ông nói.Một số nhà phân tích cho rằng chính phủ các nước châu Âu chú trọng lợi ích kinh tế của Việt Nam.Hiện nay Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của EU trong khu vực Đông Nam Á, và là đối tác thương mại lớn thứ 15 của EU. Việc Việt Nam thoát khỏi COVID-19 càng nhanh, phục hồi kinh tế càng nhanh cũng đồng nghĩa với việc giúp bảo đảm các lợi ích của EU.Về mặt chính trị, các nước EU bị cho là đang khó khăn trong việc để lại dấu ấn ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.”Những nước như Đức và Pháp gần đây đã can dự vào các hoạt động liên quan tới tự do hàng hải (ở Biển Đông), trong khi Brussels (EU) được kỳ vọng sẽ đưa ra chiến lược về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong tháng này. Có được một tình bạn mạnh mẽ và lâu dài với Việt Nam là điều quan trọng đối với tham vọng của EU trong khu vực”, Đài DW bình luận.Bên cạnh đó, không thể không nói tới một nhân tố rất quan trọng nữa khiến EU viện trợ vắc xin nhiều cho Việt Nam thời gian qua, đó là nỗ lực ngoại giao vắc xin rất tích cực của Chính phủ Việt Nam.DW dẫn ra cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam, ông Giorgio Aliberti, hồi tháng 6.Đại sứ Aliberti nói với Đài DW rằng “các đợt viện trợ gần đây từ EU phản ánh tình huống khó khăn của đại dịch ở Việt Nam trong vài tháng qua, và đề nghị hỗ trợ từ phía Việt Nam”.Một số ý kiến khác lại cho rằng EU muốn giúp Việt Nam cũng vì những gì Việt Nam đã giúp EU trong giai đoạn đầu đại dịch.Trong tháng 4-2020, Việt Nam đã trao tặng hơn 500.000 khẩu trang cho Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha…

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post 8 công nhân nghi dương tính dùng giấy âm tính SARS-CoV-2 trước đó để về nhà
Next post Bình Thuận liên tục xuất hiện nhiều ổ dịch mới trong cộng đồng