4 tháng chống dịch ở TP.HCM: Giai đoạn khó khăn nhất đã tạm qua
[ad_1]
Đội ngũ y bác sĩ các bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai và Trung ương Huế chi viện cho TP.HCM phòng chống dịch vào đầu tháng 8-2021 – Ảnh: TỰ TRUNGCác chuyên gia gồm PGS.TS Đỗ Văn Dũng – trưởng khoa y tế công cộng, nguyên phó hiệu trưởng Trường ĐH Y dược TP.HCM; PGS.TS Trần Đắc Phu – nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế và Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã có những chia sẻ với Tuổi Trẻ Online về 4 tháng chống dịch ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam.Chuẩn bị gì để chung sống an toàn với dịch?Nhân viên trạm y tế lưu động P.11, Q.Tân Bình, TP.HCM thăm khám và phát thuốc cho F0 đang điều trị tại nhà – Ảnh: DUYÊN PHAN* Có thể nhận thấy số F0 điều trị tại nhà ở TP.HCM ngày một tăng (chiếm gần 50% tỉ lệ số ca đang điều trị). Điều này có nhắc nhở về chiến lược điều trị sắp tới không, thưa ông?- PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Với tỉ lệ người dân được tiêm vắc xin phòng ngừa COVID-19 cao, dĩ nhiên số ca diễn tiến nặng sẽ thấp dần. Khuynh hướng này cũng đang xuất hiện ở Việt Nam, đặc biệt TP.HCM, dù chưa rõ rệt như ở các quốc gia đã tiêm vắc xin sâu rộng. Khi F0 ít có nguy cơ diễn tiến nặng và ít có nguy cơ lây lan (do người chung quanh đã được tiêm ngừa), việc điều trị tại nhà sẽ trở nên quan trọng.Trong chiến lược điều trị sắp tới, cần quan tâm hướng dẫn đầy đủ cho F0 được điều trị tại nhà; củng cố các tổ chăm sóc người nhiễm tại cộng đồng; trạm y tế lưu động và hệ thống cấp cứu, chuyển viện…Song song đó, cũng cần duy trì ở mức độ phù hợp một số bệnh viện dã chiến và một số giường ICU (hồi sức cấp cứu) cho COVID-19 để kịp thời đối phó, nếu có biến chủng mới hoặc tình huống gây tăng số ca mắc mới hay độc lực của virus.Đồ họa: NGỌC THÀNH* Ông có đề xuất gì để TP đạt được 2 mục tiêu chung sống an toàn với dịch và dần mở cửa phục hồi kinh tế – xã hội phía trước?- PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Có lẽ đối với người dân lao động tại TP.HCM, câu chuyện mưu sinh là mục tiêu ưu tiên nhất. Và với tính cách năng động vốn có, nếu được tạo điều kiện, tôi tin mục tiêu hồi phục kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân sẽ đạt được sau một thời gian mở cửa.Tuy nhiên, thời gian mở cửa có dài hay không và việc phục hồi kinh tế có bền vững hay không phụ thuộc vào sự thích ứng an toàn của người dân sau khi mở cửa. Người dân cần hiểu rằng, sinh kế của mình có bền vững hay không phụ thuộc vào việc bản thân tiêm đủ 2 mũi vắc xin ngừa, việc tuân thủ 5K và tuân thủ các quy định phòng chống dịch của thành phố. Ngành y tế cần giám sát việc tuân thủ quy định phòng chống dịch của người dân và giám sát chặt tình hình lây nhiễm.- PGS.TS Trần Đắc Phu: Tình hình dịch vẫn còn phức tạp trên thế giới cũng như tại Việt Nam, tuy vậy, thế giới đã đi theo hướng mới, đặc biệt là quan điểm sống chung an toàn với COVID-19, không thể “zero COVID” như trước đây.Thời điểm này, Việt Nam đưa ra quan điểm thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát dịch có hiệu quả, theo tôi là cách làm hợp lý. Mục tiêu của thích ứng an toàn là chấp nhận vẫn có ca mắc trong cộng đồng nhưng số mắc không nặng, không gây quá tải hệ thống y tế, không để người nhiễm COVID-19 tử vong.Điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất khi mở cửa lại là vẫn phải kiểm soát dịch. Vì tỉ lệ tiêm vắc xin của nước ta còn thấp, chưa đồng đều giữa các địa phương nên vẫn phải kiểm soát không để số mắc tăng quá, nếu số mắc cao quá sẽ quá tải bệnh viện và tử vong tăng. Chúng ta có thể tính toán số mắc trên/100.000 dân/tuần tại mỗi địa phương để kiểm soát yếu tố nguy cơ này. Nhưng hoạt động phòng chống sẽ theo hướng linh hoạt, địa phương số mắc còn ít, (như Hà Nam hiện nay) truy vết được thì vẫn truy vết, địa phương dịch đã xâm nhập vào cộng đồng quá nhiều thì tập trung điều trị…Đặc biệt lưu ý khi có dịch xảy ra phải điều tra dịch tễ, đánh giá nguy cơ, phong tỏa ổ dịch theo nguy cơ, phong tỏa hẹp nhất có thể, tránh phong tỏa ngoài chặt trong lỏng để vẫn phòng chống dịch được mà không gây ảnh hưởng tới kinh tế và an sinh xã hội của người dân một cách không đáng có.Điều kiện thứ hai là phải đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng. Điều kiện này là vô cùng quan trọng để Việt Nam nhanh chóng đạt được miễn dịch cộng đồng (nghĩa là phải tiêm được 70% dân số trở lên, đặc biệt tỉ lệ tiêm cho người già và người có bệnh nền phải đạt trên 95%). Điều kiện thứ ba là phải luôn có sẵn cơ sở điều trị để không người bệnh nào không được can thiệp y tế khi cần thiết. Tiếp tục tuân thủ tháp điều trị 3 tầng. Phải có hệ thống y tế cơ sở tiếp cận gần dân, đủ oxy để người mắc COVID-19 không bị chuyển nặng, không gây “sụp đổ” hệ thống y tế, không gây tăng tử vong.Điều kiện cuối cùng là tất cả các ngành các cấp, các địa phương phải có phương án đảm bảo an toàn để thích ứng với dịch bệnh một cách phù hợp và linh hoạt, đảm bảo vừa kiểm soát được dịch vừa làm kinh tế thực hiện mục tiêu kép. Ví dụ như công nghiệp hoạt động như thế nào, nông nghiệp ra sao, các ngành nghề (chuỗi cung ứng, vận tải, siêu thị…), học sinh đi học an toàn thế nào… Tất cả các ngành, các địa phương đều phải có phương án thích ứng an toàn với dịch vì có tính đặc thù riêng.Bệnh viện quận 7, cùng với Bệnh viện Đa khoa Củ Chi, là 2 bệnh viện sẽ được phục hồi công năng điều trị ban đầu đầu tiên của thành phố – Ảnh: DUYÊN PHANKhông nên “mỗi ông một kiểu”* Ông nghĩ như thế nào về nới lỏng giãn cách tại TP.HCM sau ngày 30-9?- PGS.TS Trần Đắc Phu: Sau ngày 30-9, tôi cho là TP.HCM có thể nới lỏng và mở thêm một số hoạt động, nhưng nên mở dần theo vùng, có thể xuống đến cấp xã phường, không nhất thiết cấp quận huyện. Hoạt động nào an toàn thì nới lỏng, hoạt động nào nguy cơ cao thì vẫn nên tạm dừng, theo hướng hài hòa giữa nới lỏng và các biện pháp kiểm soát, nới lỏng nhưng vẫn có kiểm soát và vẫn đảm bảo an toàn. Ví dụ như cho shipper hoạt động nhưng phải xét nghiệm… Theo tôi, TP.HCM cũng như một số địa phương vẫn còn số mắc hằng ngày cao nên cần có chính sách riêng, đặc biệt quy định đi lại cho những người đã được tiêm chủng, việc đi lại trong TP.HCM và đi lại ra bên ngoài để tạo điều kiện làm ăn kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội người dân nhưng không làm lây nhiễm bệnh cho những người ở vùng có tỉ lệ tiêm chủng thấp.Đồ họa: NGỌC THÀNH* Thời gian qua có câu chuyện chính sách mỗi tỉnh thành một khác, nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau, gây khó cho người dân…- PGS.TS Trần Đắc Phu: Vừa qua, Bộ Giao thông vận tải từng nêu ý kiến mỗi nơi một chính sách, mỗi nơi yêu cầu xét nghiệm 1 kiểu, cách ly 1 kiểu… không có sự thống nhất. Theo tôi, Chính phủ đã có chỉ đạo, bộ, ngành đã có hướng dẫn, các địa phương cần thực hiện tránh gây ảnh hưởng đến đi lại, ngăn sông cấm chợ, mỗi địa phương làm 1 kiểu.Tôi cho là hiện có nhiều lĩnh vực cần quan tâm và quan tâm ở nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ như giáo dục. Học sinh không đến trường không chỉ khiếm khuyết về kiến thức, mà còn gặp những khó khăn về tinh thần, thể chất… Đến lúc này, mỗi người phải tạo cho mình cách sống an toàn. Phải tạo ra được gia đình an toàn, công sở an toàn, chợ an toàn… thì khu phố, thôn, xóm, xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố mới an toàn được. Căn cứ tình hình dịch bệnh, căn cứ tính chất đặc thù của mỗi ngành, tỉnh, thành để có phương án, nếu không có phương án thích ứng với dịch thì không thể sống chung an toàn với COVID-19.Đã có 4 vùng của TP.HCM cơ bản đạt tiêu chí kiểm soát dịchNgười dân ở ‘vùng xanh’ quận 5, TP.HCM mua thực phẩm tại chợ lưu động trên đường Trần Bình Trọng sáng 22-9 – Ảnh: NGỌC PHƯỢNGTrao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 25-9, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn – trưởng bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch của Bộ Y tế tại TP.HCM – cho biết sau ngày 30-9, việc “mở cửa” cần phải thực hiện từng bước một, “chậm mà chắc”, và để làm được điều này cần phải có lộ trình và sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn thể người dân.So với bộ tiêu chí kiểm soát dịch tại quyết định số 3979 của Bộ Y tế, ông Sơn đánh giá hiện ở một số quận huyện của TP.HCM cơ bản đạt được, bao gồm Củ Chi, Cần Giờ, quận 7 và TP Thủ Đức.Một số quận, huyện khác cũng có nhiều phường đạt được các tiêu chí này. Và nếu tiếp tục thực hiện đúng chiến lược xét nghiệm (1-2 lần vùng đỏ và vùng cam, 1 lần vùng xanh), có thể đến ngày 30-9 TP sẽ đạt được các tiêu chí đề ra và phần lớn các địa bàn có thể được trở lại trạng thái bình thường mới.Ông Sơn khẳng định không thể đưa dịch bệnh về trạng thái “zero F0” và cần phải chuẩn bị tâm thế sẵn sàng ứng phó khi có F0. Và việc thực hiện các biện pháp an toàn vẫn phải được tiếp tục thực hiện, nhất là ở nơi đông người như siêu thị, trung tâm thương mại, chợ, bến xe, nhà máy sản xuất. “Thực trạng bùng phát dịch của các nước sau mở cửa chính là bài học để chúng ta tham khảo. Nhưng không phải là khi có F0 chúng ta lo lắng đóng cửa toàn diện, chúng ta vẫn phải bình tĩnh khoanh vùng dập dịch, và ở phạm vi càng hẹp càng tốt nhằm đảm bảo cho công tác sản xuất phát triển kinh tế – xã hội”, ông nói.Nên xét nghiệm như thế nào?Nhân viên y tế phường 5, quận Gò Vấp hướng dẫn người dân tự lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại nhà – Ảnh: DUYÊN PHANMột chuyên gia của Bộ Y tế chia sẻ để xét nghiệm sàng lọc tại cộng đồng, xét nghiệm cho người đến khám bệnh ở bệnh viện, người thường xuyên di chuyển (tài xế, giao hàng), người lao động ở môi trường đông đúc (trong nhà máy, xí nghiệp…) nên sử dụng test nhanh hiệu quả hơn. Đối với xét nghiệm PCR nên sử dụng đối với người nghi nhiễm SARS-CoV-2 (có dấu hiệu, có triệu chứng hoặc test nhanh dương tính), người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân COVID-19, hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Các địa phương khi thực hiện xét nghiệm sàng lọc tại cộng đồng nên sử dụng test nhanh để giúp phát hiện người nhiễm COVID-19 rất nhanh, lại ít tốn kém hơn xét nghiệm PCR.Theo kinh nghiệm ở một số địa phương đã phòng chống dịch có hiệu quả như tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Bắc Giang, TP Cần Thơ… thì căn cứ vào đánh giá mức độ nguy cơ của các vùng để tiến hành xét nghiệm phù hợp.
[ad_2]