Bản tin COVID-19 tối 1-9: Cả nước thêm 11.434 ca mắc, giảm ở TP.HCM, Bình Dương, Tiền Giang
[ad_1]
Nhân viên y tế Bệnh viện Trung ương Huế theo dõi bệnh nhân qua camera giám sát tại Trung tâm hồi sức tích cực thuộc Bệnh viện dã chiến số 14, TP.HCM – Ảnh: TỰ TRUNGTheo đó, từ 17h ngày 31-8 đến 17h ngày 1-9, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.434 ca nhiễm mới, trong đó 5 ca nhập cảnh và 11.429 ca ghi nhận trong nước tại TP.HCM (5.368), Bình Dương (3.440), Đồng Nai (759), Long An (594), Tiền Giang (194), Khánh Hòa (112), Kiên Giang (106), Quảng Bình (103), Tây Ninh (85), Đồng Tháp (75), An Giang (70), Nghệ An (57), Đà Nẵng (55), Bình Thuận (53), Hà Nội (51), Cần Thơ (42), Bà Rịa – Vũng Tàu (29), Phú Yên (23), Sóc Trăng (20), Đắk Lắk (20), Quảng Trị (20), Trà Vinh (18), Quảng Ngãi (18), Thừa Thiên Huế (17), Bến Tre (17), Bình Định (15), Sơn La (12), Nam Định (10), Vĩnh Long (7), Cà Mau (6), Ninh Thuận (6), Hậu Giang (5), Gia Lai (4), Lạng Sơn (4), Bạc Liêu (4), Quảng Nam (3), Bắc Ninh (3), Đắk Nông (3), Hà Tĩnh (1); trong đó có 6.759 ca trong cộng đồng.Như vậy trong 24 giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 1.162 ca. Tại TP.HCM giảm 76 ca, Bình Dương giảm 1.090 ca, Đồng Nai tăng 125 ca, Long An tăng 7 ca, Tiền Giang giảm 20 ca.Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 473.530 ca nhiễm, đứng thứ 56/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 161/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 4.817 ca nhiễm).Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4-2021 đến nay) ghi nhận 469.311 ca trong nước, trong đó có 245.948 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.Đồ họa: NGỌC THÀNHCó 8/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên.Có 6 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Điện Biên, Phú Thọ, Kon Tum, Vĩnh Phúc.5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM (226.622), Bình Dương (118.228), Đồng Nai (24.525), Long An (22.638), Tiền Giang (9.846).Về tình hình điều trị, số bệnh nhân khỏi bệnh trong ngày 1-9 là 9.862 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi đến nay là 248.722 ca.Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.334 ca, trong đó thở oxy qua mặt nạ là 4.032 ca; thở oxy dòng cao HFNC là 1.227; thở máy không xâm lấn: 144; thở máy xâm lấn: 907; ECMO: 24.Hai ngày ghi nhận gần 800 bệnh nhân tử vongTrên Hệ thống thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận trong ngày 31-8 có 440 ca tử vong và trong ngày 1-9 có 364 ca tử vong tại TP.HCM (658), Bình Dương (78), Long An (14), Đồng Nai (12), Đồng Tháp (10), Tiền Giang (9), Đà Nẵng (4), Khánh Hòa (4), Bình Phước (3), Hà Nội (2), Ninh Thuận (2), Thừa Thiên Huế (2), Bà Rịa – Vũng Tàu (1), Bến Tre (1), Lào Cai (1), Tây Ninh (1), Trà Vinh (1), Vĩnh Phúc (1).Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 11.868 ca, chiếm tỉ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỉ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).Trong ngày 31-8, có 230.415 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 20.210.381 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 17.483.818 liều, tiêm mũi 2 là 2.726.563 liều.* Bộ Y tế ban hành chỉ thị về việc tăng cường triển khai các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19; yêu cầu triển khai nghiêm, triệt để các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19, nhất là trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2-9, hạn chế tối đa nảy sinh các nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát.* Khoảng 20h ngày 1-9, TP Hà Nội sẽ di dời bớt các hộ dân ra khỏi ổ dịch COVID-19 ở ngõ 328 và 330 Nguyễn Trãi (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân) đến ở tại ký túc xá của Đại học FPT tại Hòa Lạc. Quận Thanh Xuân đã ra quyết định thành lập 3 tổ công tác thực hiện các nhiệm vụ tổ chức đưa người dân đi cách ly và họp triển khai quán triệt phương án thực hiện.* Ngày 1-9, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế có văn bản đề nghị sở y tế các tỉnh, thành phố tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng cáo các thuốc dùng trong phòng, chống COVID-19. Các trường hợp vi phạm cần được xử lý nghiêm. Đối với hành vi vi phạm có dấu hiệu hình sự, các đơn vị phải kịp thời lập hồ sơ chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định.Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc dùng trong phòng, chống dịch COVID-19, Cục Quản lý dược yêu cầu thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh thuốc; tuân thủ đầy đủ các quy định về thông tin, quảng cáo thuốc; thực hiện bình ổn giá các thuốc dùng trong phòng, chống dịch COVID-19, không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng giá thuốc bất hợp lý nhằm trục lợi.* Sở Thông tin và truyền thông TP Đà Nẵng thông báo vừa mở thêm kênh mới để người dân khai báo khi nghi mắc COVID-19. Cụ thể, người có triệu chứng sốt, ho, tiếp xúc với F0, F1 có thể khai báo qua các cách như: vào chuyên mục “Khai nghi nhiễm” trên Zalo “Tổng đài 1022 Đà Nẵng”; sử dụng ứng dụng “Da Nang Smart City”, mục “Khai nghi nhiễm COVID”; khai báo trên website tại địa chỉ: http://bit.ly/thongtindichte. Sở Thông tin và truyền thông TP Đà Nẵng sẽ trích xuất dữ liệu, thông tin người dân khai báo từ các kênh thông tin trên để gửi cho cơ quan chức năng kịp thời xử lý.Thêm nghiên cứu khẳng định vắc xin giúp ngăn COVID tiến triển nặngTrong báo cáo mới nhất được TTXVN trích dẫn, Viện Y tế công cộng của Bỉ (Sciensano) cho biết với đặc điểm dễ lây lan, biến thể Delta có khả năng kháng lại các loại vắc xin cao hơn các biến thể khác. Tuy nhiên, vắc xin vẫn phát huy hiệu quả trong việc ngăn chặn bệnh tiến triển nặng khi mắc COVID-19. Theo số liệu của các cơ quan y tế Mỹ, 90% trường hợp nhập viện hoặc tử vong xảy ra ở những bệnh nhân không được tiêm chủng đủ liều. Ở Bỉ, chỉ 2,5% số người nhập viện kể từ tháng 1 năm nay đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin.Dữ liệu mới nhất của Sciensano còn cho thấy khả năng lây truyền virus SARS-CoV-2 ở những người đã tiêm phòng cũng thấp hơn nhiều, từ 52% đến 62%. Đối với các trường hợp đã tiêm chủng, nguy cơ bị nhiễm bệnh cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên, một số ít trường hợp đã tiêm chủng và nhiễm bệnh vẫn có khả năng lây lan bệnh cho người khác tương tự những người đã mắc bệnh mà không tiêm phòng. Đó cũng là lý do mà các chuyên gia y tế Bỉ khuyến cáo những người bị suy giảm miễn dịch cần tiêm mũi vắc xin tăng cường để kích thích hệ miễn dịch. Với dân số nói chung, mũi tăng cường chưa được xem xét. Giáo sư miễn dịch học Michel Moutschen thuộc Đại học Liège của Bỉ cho rằng việc tiêm mũi vắc xin tăng cường cho toàn dân là cồng kềnh và tốn kém, đặc biệt khi lợi ích của biện pháp này chưa được xác định.
[ad_2]