Bản tin COVID-19 tối 22-9: Cả nước 11.527 ca nhiễm mới, TP.HCM giảm 1.086 ca

[ad_1]

Gia đình anh Nguyễn Văn Được (32 tuổi) vui mừng vì sắp được trở về quê hương Ninh Thuận sau thời gian dài ở TP.HCM, sáng 22-9 – Ảnh: CHÂU TUẤNTheo Bộ Y tế, từ 17h ngày 21-9 đến 17h ngày 22-9, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.527 ca nhiễm mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 11.525 ca ghi nhận trong nước (giảm 162 ca so với ngày trước đó) tại 35 tỉnh, thành phố (có 5.870 ca trong cộng đồng).Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP.HCM (5.435), Bình Dương (4.179), Đồng Nai (930), Long An (191), An Giang (186), Kiên Giang (137), Tiền Giang (89), Cần Thơ (48), Tây Ninh (48), Bình Định (43), Bình Phước (26), Khánh Hòa (21), Đắk Nông (20), Hà Nam (20);Quảng Bình (19), Đồng Tháp (18), Ninh Thuận (15), Phú Yên (14), Đà Nẵng (10), Bình Thuận (9), Thừa Thiên Huế (9), Quảng Trị (9), Bà Rịa – Vũng Tàu (8), Bạc Liêu (8), Hà Nội (7), Quảng Ngãi (6), Trà Vinh (4), Lâm Đồng (3), Bến Tre (3), Kon Tum (2), Hậu Giang (2), Thanh Hóa (2), Cà Mau (2), Sơn La (1), Nghệ An (1).Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP.HCM (giảm 1.086), Long An (giảm 63 ca), Tiền Giang (giảm 16 ca).Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (tăng 570), Đồng Nai (tăng 340), An Giang (tăng 65).Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 10.465 ca/ngày.Đồ họa: NGỌC THÀNHKể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 718.963 ca nhiễm, đứng thứ 46/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 7.306 ca nhiễm).Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4 đến nay) ghi nhận 714.497 ca, trong đó có 482.083 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (353.655), Bình Dương (187.493), Đồng Nai (42.362), Long An (31.041), Tiền Giang (13.464).Trong ngày 22-9, có thêm 11.919 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, đưa tổng số ca được điều trị khỏi lên 487.262 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.991 ca.Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các sở y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 236 ca tử vong tại TP.HCM (181), Bình Dương (37), Tiền Giang (3), Bình Thuận (3), Long An (3), Cần Thơ (2), Đồng Nai (2), Đắk Nông (1), An Giang (1), Đà Nẵng (1), Nghệ An (1), Bà Rịa – Vũng Tàu (1).Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 227 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 17.781 ca, chiếm tỉ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỉ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).Về tiêm chủng, trong ngày 21-9 có 616.590 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 35.675.840 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 28.745.680 liều, tiêm mũi 2 là 6.930.160 liều.* Bộ Y tế đề nghị các địa phương khẩn trương rà soát danh sách phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên trên địa bàn quản lý, lập kế hoạch và tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19, nhấn mạnh không chờ đợi, lựa chọn vắc xin.* Sáng 22-9, Bộ tư lệnh Quân khu 9 đã làm lễ xuất quân tăng cường 1.000 cán bộ, y bác sĩ hỗ trợ TP.HCM lấy mẫu xét nghiệm phòng chống dịch COVID-19. Số cán bộ, chiến sĩ, y bác sĩ này sẽ chia thành 250 tổ (mỗi tổ 4 người) tại 7 quận của TP.HCM.* Chiều 22-9, UBND TP Phan Thiết, Bình Thuận thông báo dừng áp dụng cấm người dân ra đường từ 20h đến 5h ngày hôm sau; đồng thời đang nghiên cứu các phương án để đề xuất UBND tỉnh cho phép mở lại một số loại hình cơ sở kinh doanh, dịch vụ cần thiết, các hoạt động thể thao ngoài trời.* Long An thành lập 62 trạm y tế lưu động để triển khai các hoạt động phòng, chống dịch tại cộng đồng; kết nối giữa chăm sóc, quản lý người mắc COVID-19 tại nhà với chăm sóc tại bệnh viện; khám bệnh, chữa bệnh, sơ cứu, chuyển tuyến kịp thời các bệnh thông thường cho người dân… Từ 0h ngày 21-9, tỉnh này đã nới lỏng giãn cách (từ áp dụng chỉ thị 16 chuyển sang chỉ thị 15) và cho phép người tiêm đủ vắc xin được đi lại trong tỉnh…Có 17/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Phú Thọ, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, Thái Bình, Lạng Sơn.Có 4 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Tĩnh, Kon Tum.Cao Bằng là tỉnh duy nhất kể từ đầu đại dịch đến nay chưa ghi nhận ca mắc COVID-19. Đừng coi thường ‘hội chứng hậu COVID-19’ TTO – Song song với gánh nặng điều trị các ca mắc COVID-19, ngành y tế đang đối mặt với thực trạng nhiều người bệnh đã hồi phục vẫn có các triệu chứng COVID-19 kéo dài trong nhiều tuần, thậm chí vài tháng, gọi là ‘hội chứng hậu COVID-19’.

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post Sở Y tế TP.HCM kiến nghị 3 ‘cơ chế thu phí điều trị COVID-19’ cho các bệnh viện tư nhân
Next post Nếu Đồng Nai chạm mốc 50.000 ca COVID-19, F1 sẽ cách ly tại nhà