Bản tin sáng 28-8: Việt Nam đã nhận hơn 27 triệu liều vắc xin, 700 shipper tình nguyện chuyển hàng
[ad_1]
Hình ảnh đẹp từ tâm dịch: Y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội hiến máu tại Bệnh viện dã chiến số 16, Bệnh viện Bạch Mai đang phụ trách quản lý và điều trị tại TP.HCM – Ảnh: HÀ VĂN ĐẠOTP.HCM: 700 shipper tình nguyện chuyển hàng hóa đến người khó khănSau gần 1 tuần triển khai, TP.HCM đã thiết lập được tổng cộng 413 trạm y tế lưu động. Trong ngày 27-8, 16.000 liều thuốc kháng virus Molnupiravir đã được ngành y tế TP.HCM chuyển xuống các quận huyện điều trị F0 vừa và nhẹ đang cách ly theo dõi tại nhà.Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết những ngày vừa qua, thông tin tiêm chủng của người dân tại TP.HCM đã được triển khai cập nhật lên sổ sức khỏe điện tử. Trong đó, một số trường hợp khi kiểm tra phát hiện có sự nhầm lẫn thông tin. Để thuận tiện cho việc chỉnh sửa các thông tin chưa chính xác, HCDC triển khai tiếp nhận thông tin cần chỉnh sửa liên quan vấn đề tiêm chủng vắc xin COVID-19 của người dân trên sổ sức khỏe điện tử, qua đó chuyển đơn vị liên quan cập nhật.Trung tâm an sinh TP.HCM đã cho ra mắt Đội hình tình nguyện viên hỗ trợ tiếp nhận và phân phối hàng hóa đến người dân khó khăn (gọi tắt là đội shipper tình nguyện), với số lượng 700 thành viên gồm sinh viên, thanh niên tình nguyện, tài xế các hãng xe công nghệ.Tại mỗi tổ an sinh phường, xã sẽ có 2 – 3 shipper tình nguyện. Các thành viên của đội shipper tình nguyện sẽ được tiêm vắc xin, cấp đồng phục nhận diện, đồ bảo hộ, giấy đi đường; hỗ trợ công tác phí…17% người Việt đã tiêm 1 mũi vắc xinTừ 27-8, TP.HCM vừa chính thức triển khai chương trình cấp túi thuốc an sinh, trong đó có thuốc kháng virus Molnupiravir cho bệnh nhân COVID-19. Đây là loại thuốc mới, có tác dụng tốt trong giảm tải lượng virus cho F0 nhẹ và vừa. Sẽ có 200.000 gói thuốc an sinh tại TP.HCM trước khi mở rộng ra một số địa phương.Cho đến nay Việt Nam đã tiếp nhận tổng số hơn 27 triệu liều vắc xin và còn khoảng 8 triệu liều chưa sử dụng. Bộ Y tế yêu cầu tổ chức thêm điểm tiêm chủng, đội tiêm lưu động để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng. Theo số liệu quốc tế, đến 26-8 có 33,3% dân số thế giới đã tiêm ít nhất 1 liều vắc xin ngừa COVID-19, số đã tiêm đủ 2 liều là 25,1%. Tại Việt Nam dữ liệu ngày 25-8 cho biết có 17% dân số đã tiêm 1 liều vắc xin, số đã tiêm đủ 2 liều là 2,2%.Hiện nhiều quốc gia đã công bố lịch tiêm 3 mũi, do hiệu quả phòng bệnh của vắc xin Pfizer giảm từ 88% xuống 74% ở 5-6 tháng sau khi tiêm đủ 2 mũi.Với vắc xin AstraZeneca, hiệu quả giảm từ 77% xuống 67% ở 4-5 tháng sau tiêm đủ 2 mũi.Đồ hoạ: NGỌC THÀNHBình Dương: điều chỉnh chính sách với F0 trong khu cách lyTheo Sở Y tế tỉnh Bình Dương, hiện số người trong các khu cách ly tăng vọt lên tới trên 39.000 ca, trong đó vẫn còn gần 16.400 ca test nhanh dương tính nhưng đang chờ kết quả xét nghiệm bằng PCR.Hiện nay Bình Dương đã có điều chỉnh trong biện pháp đối với những người test nhanh dương tính trong khu cách ly, đó là sẽ coi họ là bệnh nhân COVID-19 ngay chứ không phải chờ kết quả khẳng định bằng PCR. Các khu cách ly sẽ phải tăng cường bác sĩ, thiết bị y tế… để điều trị cho F0 ngay từ khu cách ly chứ không chờ tới khi chuyển họ vào khu điều trị để hạn chế tình trạng chuyển biến nặng.Về số ca nhiễm, mặc dù theo báo cáo Bình Dương chỉ tăng thêm 4.187 ca nhưng tổng số ca lại “tăng vọt” từ 86.060 ca (ngày 26-8) lên tới tổng cộng 94.745 ca (ngày 27-8). Lý do vì trong ngày 28-7 tỉnh Bình Dương “đăng ký bổ sung” tới 4.508 ca F0 trong một tháng (từ ngày 22-7 đến 23-8), trong đó số lượng bổ sung nhiều nhất là của thành phố Thuận An (trên 4.000 ca).EU siết đi lại với người Mỹ vì biến thể DeltaHãng tin Reuters dẫn lời hai nhà ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) tiết lộ khối này sẽ tái áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại với người Mỹ, chẳng hạn cách ly và xét nghiệm người chưa tiêm chủng. Ngoài Mỹ, quy định này còn áp dụng với 5 quốc gia/vùng lãnh thổ khác là Kosovo, Israel, Montenegro, Lebanon và Bắc Macedonia.Các hạn chế đi lại mới của EU sẽ có hiệu lực vào ngày 30-8 tới nếu không có quốc gia nào phản đối. Danh sách hạn chế đi lại được biên soạn dựa trên tình hình COVID-19 ở mỗi quốc gia và nguyên tắc “bánh ít đi, bánh quy lại”.Cũng tại châu Âu, quyết định ngày 27-8 của chính quyền Ý cho thấy đại dịch COVID-19 là một đối thủ “khó xơi”.Bộ trưởng Y tế Ý Roberto Speranza cho biết ông “vừa ký một sắc lệnh mới xếp Sicily thành ‘vùng vàng’, xác nhận COVID-19 vẫn chưa bị đánh bại”. Ông cũng đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19, thay đổi các hành vi cá nhân và giãn cách xã hội.Đây là lần đầu tiên các biện pháp như vậy được tái áp đặt ở cấp vùng kể từ đầu mùa hè năm nay. Được biết “vùng vàng” là cấp thứ 2 trong hệ thống cảnh báo COVID-19 gồm 4 cấp của Ý.Tại Trung Quốc, Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC) đã bắt đầu thúc đẩy kế hoạch tiêm mũi 3 cho các nhóm dễ bị tổn thương và có nguy cơ cao, theo báo South China Morning Post ngày 27-8.Trích dẫn các nghiên cứu của Sinopharm và Sinovac, ông Zheng Zhongwei, người đứng đầu bộ phận phát triển khoa học y tế tại NHC, cho biết một mũi tiêm nhắc lại sẽ bảo vệ người tiêm tốt hơn.Tuy nhiên, ông Zheng cũng thừa nhận lượng kháng thể trung hòa vẫn sẽ giảm xuống trong vòng 6 tháng sau khi được tiêm mũi 3. Điều này đặt ra câu hỏi liệu con người có cần phải tiêm nhắc lại vắc xin COVID-19 hay không.”Như các chuyên gia khác đã nói, chúng tôi cần nghiên cứu thêm và xem xét tình hình dịch tễ tổng thể để quyết định có tiêm mũi 3 cho toàn dân vào thời điểm hiện tại hay không”, ông Zheng cho biết thêm.DUY LINH
[ad_2]