Bản tin sáng 6-9: Hà Nội xét nghiệm 100% dân số, yêu cầu 5 tỉnh thành tiêm 100% mũi 1 trước 15-9

[ad_1]

Tổ quân y khám cho người bệnh tại nhà – Ảnh: QUANG ĐỊNHTối 5-9, UBND TP Hà Nội có công điện số 20, cho biết từ hôm nay 6-9 đến 12-9 Hà Nội sẽ tiến hành xét nghiệm COVID-19 diện rộng cho 100% dân số. Trước đó, từ giữa tháng 8 vừa qua, Hà Nội đã xét nghiệm hàng triệu mẫu tại các “vùng đỏ”, những ngày gần đây mỗi ngày Hà Nội chỉ ghi nhận vài ca bệnh cộng đồng, còn lại ca mắc mới phát hiện đều ghi nhận trong khu cách ly, khu phong toả. Chính vì thế quyết định xét nghiệm “diện rộng” kể trên đã gây tranh cãi nhiều.UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu đẩy nhanh tiêm chủng, hoàn thành mũi 1 cho 100% dân số trước 15-9. Cho đến 5-9 Hà Nội đã được phân bổ khoảng 5,3 triệu liều vắc xin, tiêm được trên 2,3 triệu mũi, trong đó có gần 2,1 triệu người được tiêm 1 mũi và gần 230.000 được tiêm đủ 2 mũi, tổng số đã được tiêm bằng gần 34% dân số trong độ tuổi tiêm chủng (từ 18 tuổi trở lên).Với số lượng hàng triệu người chưa tiêm mũi 1, Hà Nội rất khó hoàn thành mục tiêu kể trên, mặc dù nguồn vắc xin để tiêm thì có: vắc xin đã được cấp còn tồn trên 2 triệu liều. Chưa kể theo Bộ Y tế, trong tháng 9 này các nguồn vắc xin cung cấp cho Việt Nam sẽ đảm bảo khoảng 20 triệu liều và các tỉnh thành được phân bổ vắc xin thêm.Dịp này cùng với Hà Nội, Bộ Y tế cũng yêu cầu TP.HCM, Long An, Đồng Nai và Bình Dương hoàn thành tiêm chủng mũi 1 trước 15-9. Hiện TP.HCM, Long An và Bình Dương đã được cấp đủ vắc xin cho 100% người từ 18 tuổi trở lên, Đồng Nai được cấp 80%.TP.HCM: người dân gửi yêu cầu cứu trợ qua ứng dụng An sinh từ 6-9Từ ngày 6-9, người dân đã có thể tải ứng dụng An sinh trên cả hệ điều hành Android và iOS để gửi các yêu cầu cứu trợ về nhu yếu phẩm; hỗ trợ y tế khi cần xe cấp cứu, bình oxy, thuốc men; yêu cầu cấp cứu đối với các tình huống khẩn cấp. Người dân cũng có thể trực tiếp liên hệ hoặc yêu cầu nhận được các trợ giúp kịp thời qua các lối tắt truy cập đến các hội nhóm hữu ích của ứng dụng, như hội nhóm từ thiện, hỗ trợ y tế, bữa ăn miễn phí, các cộng đồng trợ giúp nhau mùa dịch…Theo thống kê, từ ngày 15-8 đến 6-9 đã có 1.684.496 túi an sinh được chuyển tới các quận huyện, 3.607 phần quà được chuyển thông qua phản ánh tổng đài 1022; 8.058 phần quà được chuyển thông qua tổng đài mặt trận và đường dây nóng; Phối hợp với các nhóm thiện nguyện, công ty hỗ trợ 5.169 túi quà an sinh cho các hộ dân; chuyển tin SOS về các quận huyện chăm lo 1.218 phần quà; vận động 20.000 chủ nhà trọ miễn, giảm giá thuê cho 451.723 phòng trọ với số tiền 329.566.635.000 đồng.TP.HCM đang xây dựng 3 kịch bản sau ngày 15-9 dựa trên tình hình kiểm soát dịch bệnh của thành phố và các tỉnh. Và dù kịch bản nào, chính quyền TP.HCM cho biết vẫn thực hiện công tác an sinh xã hội, lo cho đời sống người dân ít nhất 3-4 tháng tới nhằm có thời gian phục hồi kinh tế, các doanh nghiệp chuẩn bị nhân lực, thiết bị, máy móc, yêu cầu sản xuất an toàn.Đồng Nai: 2 bệnh viện tâm thần có 243 ca bệnh, nhiều khó khăn trong điều trịNgày 6-9, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19, ông Hồ Thanh Sơn – phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai đề nghị ngành y tế làm rõ thêm nguồn lây tại các ổ dịch mới, phát sinh 243 ca ở bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 và Viện Pháp Y tâm thần Trung ương Biên Hòa (thuộc Bộ Y tế) và trại tạm giam B5 của Công an tỉnh Đồng Nai.Ông Sơn cho rằng qua nhiều ngày phòng chống dịch COVID -19, người bệnh ở trong bệnh viện, phạm nhân ở trong trại tạm giam nhưng vì sao vẫn có nguồn lây vào những nơi này. Do vậy, ngành y tế cần làm rõ nguồn lây do y bác sĩ, do người thân đến thăm… hay nguyên nhân nào khác.Theo Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, toàn tỉnh đã cơ bản kiểm soát được lây nhiễm cộng đồng, khống chế được nguy cơ bùng phát dịch lớn. Các ổ dịch phần lớn đã được thu hẹp ở quy mô ấp/ khu phố, cụm dân cư. Hiện chỉ còn 40 phường, xã có nguy cơ rất cao. Tuy nhiên, nguồn lây phát tán từ các ổ dịch trong và ngoài tỉnh chưa thể làm sạch. Trong đó có nguồn lây từ các lực lượng tham gia gia phòng chống dịch và các lực lượng tham gia các hoạt động bảo đảm cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Do đó, nguy cơ còn tiếp tục phát sinh các ổ dịch mới rải rác ở các địa phương và tại các doanh nghiệp thực hiện 3 tại chỗ, các bệnh viện, cơ quan đơn vị đang hoạt động…Đồ hoạ: NGỌC THÀNHXem xét phương án “công dân vắc xin”Tại phiên họp Chính phủ ngày 5-9, Bộ Y tế cho viết về việc đi lại, hoạt động của người tiêm đủ 2 mũi, Bộ đang nghiên cứu để thí điểm tại một số địa phương phía Nam, đồng thời tiếp tục có khuyến cáo về bảo đảm phòng, chống dịch. Lý do là những người tiêm đủ 2 mũi vẫn có khả năng mắc bệnh và lây nhiễm cho người khác, dù nguy cơ mắc bệnh, nguy cơ bệnh chuyển nặng và lây nhiễm cho người khác đã giảm. Hiện đã có một số tỉnh thành lên phương án để có thể cho phép người tiêm đủ mũi có thể học tập và làm việc trở lại.G20 cam kết hỗ trợ vắc xin COVID-19 và tài chính cho các nước nghèoHội nghị Bộ trưởng Y tế Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vừa kết thúc, với kết luận các nước đồng ý sẽ gửi hỗ trợ tài chính cho các nước nghèo hơn và nhiều vắc xin hơn.Theo trang DW, Bộ trưởng Y tế Ý Roberto Speranza khẳng định: “Đây là một quyết tâm chính trị để phân phối vắc xin cho toàn thế giới”.Hội nghị khai mạc với tinh thần tăng cường phân phối vắc xin COVID-19 công bằng cho các quốc gia có nhu cầu là điều kiện rất quan trọng để chấm dứt đại dịch.Theo Hãng tin Reuters, ngày 6-9, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) thông báo đang đánh giá các dữ liệu liên quan liều tiêm tăng cường của vắc xin ngừa COVID-19 do hai hãng Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) phối hợp phát triển. Mũi tiêm này hiện được dự kiến sẽ tiêm cho những người từ 16 tuổi trở lên vào thời điểm 6 tháng sau mũi tiêm thứ 2.Theo EMA, kết quả đánh giá dự kiến sẽ được công bố trong vài tuần tới hoặc có thể lâu hơn nếu cần các thông tin bổ sung.Cơ quan này cũng đang tiến hành đánh giá dữ liệu về việc tiêm thêm liều tăng cường vắc xin ứng dụng công nghệ mRNA với người có hệ miễn dịch yếu.Mặc dù Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi các nước hoãn mũi tiêm tăng cường đến cuối tháng 9-2021 nhưng cơ quan y tế của nhiều quốc gia đã quyết định triển khai tiêm tăng cường để bảo vệ dân số đã tiêm đủ hai mũi được 6 tháng trở lên, đặc biệt là người có hệ miễn dịch yếu, người cao tuổi. Tại Mỹ, số liệu cho thấy đến hết tháng 8-2021 đã có gần 1 triệu mũi tiêm tăng cường được tiêm cho người dân.Các bệnh viện tại Úc đang sử dụng một loại thuốc mới là Sotrovimab nhằm giúp những người chưa tiêm tránh nguy cơ phải nằm khoa chăm sóc đặc biệt ICU. Thuốc Sotrovimab có khả năng làm giảm nguy cơ nhập viện và nguy cơ tử vong lên đến 79%. Thuốc tác động lên protein S của virus COVID-19, ngăn virus không xâm nhập được vào tế bào cơ thể. Hiện nguồn cung thuốc này còn hiếm.Các chuyên gia y tế Malaysia ngày 6-9 cảnh báo cần theo dõi chặt chẽ biến thể mới của virus SARS-CoV-2 là Mu vì biến thể này có khả năng lây nhiễm cao hơn, độc lực mạnh hơn và có thể vô hiệu hóa vắc xin ngừa COVID-19. Biến thể Mu, còn được gọi là biến thể B.1.621, lần đầu tiên được phát hiện ở Colombia vào tháng 1-2021.HỒNG VÂN

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post Thiếu vắc xin Moderna, liệu có thể tiêm trộn?
Next post Thuốc thử nghiệm điều trị COVID-19 không rõ nguồn gốc đang bán trên thị trường