Bệnh nhân ung thư trở nặng sau dịch
[ad_1]
Bác sĩ huyện Bình Chánh (TP.HCM) điều trị cho bệnh nhân ung thư – Ảnh: THU HIẾNTheo các bác sĩ, nguyên nhân chính khiến nhiều người bệnh ung thư “bỏ” bệnh viện là do tâm lý e ngại dịch bệnh sợ nhiễm COVID-19, việc đi lại khó khăn, kinh tế sụt giảm…Ngưng điều trị tại bệnh việnTheo ghi nhận tại các bệnh viện như: Bệnh viện TP Thủ Đức, Bệnh viện Ung bướu…, sau đợt giãn cách xã hội, các nơi này đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân ung thư đến khám trong tình trạng nặng, nhiều bệnh nhân có khối u phát triển đã xâm lấn nội tạng, khó khăn trong quá trình điều trị.Mới đây, bệnh nhân N.H.V. (16 tuổi, Bình Dương) được chẩn đoán ung thư vòm tại Bệnh viện TP Thủ Đức từ đầu năm 2021, bệnh nhân trải qua 3 đợt hóa trị với đáp ứng tốt, giảm đau, khối hạch cổ xẹp. Tuy nhiên, từ đầu tháng 6 khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, việc đi lại khó khăn cùng với kinh tế suy giảm do phong tỏa nên bệnh nhân không đến bệnh viện để tiếp tục điều trị.Vào tháng 10, khi bệnh nhân quay lại bệnh viện để thăm khám, kết quả kiểm tra cho thấy khối u đã phát triển lan qua gan, xương làm cho bệnh nhân suy kiệt, đau nhức nhiều. Đây là một trong nhiều bệnh nhân bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp do dịch COVID-19 gây ra.Trường hợp khác, bệnh nhân là bà N.M. (49 tuổi, TP.HCM) cách đây vài tháng thấy bụng mình to dần lên. Tuy nhiên, do không đau cộng với tâm lý ngại dịch bệnh nên chủ quan không đi khám. Khoảng 1 tuần trước khi nhập viện, bụng bà M. to nhanh gây đau tức, trướng bụng khó thở, tay chân phù nên đã đến bệnh viện trên địa bàn TP.HCM thăm khám. Kết quả chụp kiểm tra cho thấy khối u lớn tại ổ bụng chứa dịch keo chiếm gần hết ổ bụng dưới và đẩy nội tạng lên trên. Bà M. được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u.Quá trình bóc tách khối u “khủng” diễn ra trong 5 giờ phẫu thuật với gần 7 lít dịch nhầy được lấy ra ngoài, bệnh nhân mất máu ít nên sức khỏe tiến triển tích cực, phục hồi tốt ngay sau mổ.Rộ những ca bướu lớnBác sĩ Diệp Bảo Tuấn, phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, cho biết sau đợt giãn cách xã hội có hiện tượng nhiều bệnh nhân ung thư bị nặng mới đến bệnh viện khám. Trước khi có dịch lượng bệnh nhân tuyến tỉnh đến khám tại bệnh viện chiếm 75%, nhưng hiện nay chỉ mới có 50% bệnh nhân đến khám, chứng tỏ lượng bệnh nhân quay trở lại bệnh viện chưa nhiều.Trong các loại ung thư chuyển nặng sau dịch phổ biến nhất là ung thư vùng đầu cổ – như ung thư xoang hàm, ung thư lưỡi – và ung thư phụ khoa như bướu buồng trứng. Nhiều người chịu đựng từ tháng 5, nhưng vì ảnh hưởng của dịch nên không đi điều trị, khối bướu lớn lên dẫn đến nhiều ca rất nặng.”Việc chậm điều trị tạo gánh nặng cho cả các bác sĩ và bệnh nhân, thay vì trước kia các cuộc mổ chỉ kéo dài 1-2 tiếng nhưng đến nay có thể kéo dài 4-5 tiếng, thậm chí 7-8 tiếng vì phức tạp. Bệnh nhân lại phải chịu gánh nặng thêm về chi phí điều trị”, bác sĩ Tuấn nói.Theo bác sĩ Tuấn, đối với những bệnh nhân ung thư nặng, chưa thể điều trị ở tuyến lớn nên vô bệnh viện tuyến tỉnh để điều trị. Trước đó, đầu mùa dịch Bệnh viện Ung bướu đã thông báo cho toàn bộ các bệnh viện tuyến tỉnh nếu cần thiết có thể hội chẩn. Ngoài ra, bệnh nhân có thể liên hệ trực tiếp với các bác sĩ điều trị cho mình để được tư vấn về tình trạng bệnh.”Hiện nay, tất cả các bệnh viện đều nhận thức rõ về tác hại của dịch bệnh, nên ngoài cổng bệnh viện đã có những biện pháp phòng ngừa lây nhiễm, sàng lọc rất tốt. Người bệnh và nhân viên y tế đều được đeo khẩu trang xuyên suốt, tiêm ngừa vắc xin đầy đủ… đã an toàn. Thực tế trong thời gian qua, số ca dương tính phát hiện ở bệnh viện rất ít, thậm chí có ngày không có ca nào”, bác sĩ Tuấn nói.ThS.BS Nguyễn Triệu Vũ, trưởng khoa ung bướu Bệnh viện TP Thủ Đức, cho biết từ khi TP nới lỏng các biện pháp phong tỏa, bệnh viện đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến khám khi bệnh nặng hơn, nguyên nhân do việc đi lại khó khăn, kinh tế sụt giảm và tâm lý sợ nhiễm COVID-19 khi đến bệnh viện.Việc khối u diễn tiến nặng hơn sẽ khiến điều trị khó khăn, tốn kém và kéo dài hơn nhiều, bệnh nhân sẽ bị suy kiệt, đau đớn và giảm đi thời gian, chất lượng cuộc sống. Hiện tại việc đi lại đã dễ dàng hơn, do đó các bệnh nhân nên quay lại bệnh viện để tiếp tục điều trị, đặc biệt các bệnh nhân ung thư phải được chích ngừa COVID-19 đầy đủ do đây là nhóm bệnh nhân dễ bị trở nặng nhất nếu chẳng may nhiễm bệnh.Theo bác sĩ Vũ, các bệnh viện cũng phải cung cấp đầy đủ hồ sơ xét nghiệm điều trị cho bệnh nhân để họ có thể đến các bệnh viện địa phương tiếp tục điều trị và duy trì liên lạc qua điện thoại, email, trang web hoặc các mạng xã hội khác, nhất là các trường hợp cấp cứu.Phía các bệnh viện địa phương nên phối hợp với các bác sĩ chuyên khoa nhằm giải quyết tốt nhất cho bệnh nhân. Lâu dài vẫn là phát triển hệ thống y tế đồng bộ, tránh tập trung quá nhiều về các trung tâm lớn, dịch COVID-19 cho thấy khi các trung tâm lớn bị phong tỏa sẽ ảnh hưởng đến nhiều bệnh nhân.Bệnh nhân ung thư có nên tiêm vắc xinThS.BS Phạm Thành Luân, trung tâm chẩn đoán và điều trị ung bướu Bệnh viện Quân y 175, cho biết bệnh nhân đang điều trị ung thư có thể tiêm vắc xin phòng COVID-19 khi không có chống chỉ định bất kỳ thành phần nào của vắc xin. Các bệnh nhân đang điều trị ung thư, bao gồm hóa trị, liệu pháp miễn dịch, xạ trị hoặc cấy ghép tế bào gốc đều có thể tiêm vắc xin. Tuy nhiên, chiến lược tiêm vắc xin khi nào là hợp lý cần có sự chỉ định và ý kiến của bác sĩ ung thư đang điều trị.Những người đã điều trị ung thư đang trong giai đoạn ổn định, theo dõi định kỳ hoặc những người đã khỏi bệnh có thể được tiêm vắc xin phòng COVID-19, miễn là không có chống chỉ định với bất kỳ thành phần nào của vắc xin. Người bị ung thư mắc COVID-19 gia tăng TTO – Cứu chữa bệnh nhân thông thường mắc COVID-19 đã vất vả thì với bệnh nhân ung thư mắc COVID-19, các y bác sĩ phải gắng sức hơn gấp nhiều lần để cứu họ.
[ad_2]