Bí thư Nguyễn Văn Nên: Ngành y tế đã đồng cam cộng khổ cùng nhân dân TP.HCM vượt qua thử thách
[ad_1]
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên có buổi gặp gỡ, tri ân các thầy thuốc tham gia hỗ trợ chống dịch COVID-19 sáng 29-10 – Ảnh: Q.HSáng 29-10, tại trụ sở Bộ Y tế, ông Nguyễn Văn Nên – bí thư Thành ủy TP.HCM – đã có buổi gặp gỡ, tri ân các thầy thuốc tham gia hỗ trợ chống dịch COVID-19.Dự buổi gặp mặt có Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, đại diện các giáo sư, bác sĩ, nhân viên y tế… từng tham gia chống dịch tại TP.HCM.Sự chia sẻ ý nghĩa của ngành y tế cả nước đối với TP.HCM Phát biểu tại buổi gặp mặt, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết hiện nay tình hình dịch COVID-19 ở TP.HCM đã ‘tương đối ổn’, đây là thời điểm nhân dân và chính quyền TP muốn gửi lời tri ân sâu sắc tới lực lượng y tế cả nước đã chi viện, gồng mình để bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.Theo ông Nên, lực lượng y tế cả nước trong thời gian qua đã cùng TP.HCM trải qua những thời khắc cam go, khốc liệt, đau thương và “mất mát vô cùng lớn”.”Những ngày tháng căng mình chống dịch, chúng ta đã trải qua những giây phút không thể nào kể hết được. Hiện nay, dịch COVID-19 tại TP.HCM tương đổi ổn định, chúng tôi đề ra kế hoạch quý 4 để tri ân, cảm ơn những lực lượng tuyến đầu chung vai sát cánh cùng TP”, ông Nguyễn Văn Nên bày tỏ.Ông Nên nói: “Làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát ở Việt Nam biến TP.HCM là tâm điểm dịch. Có được những giây phút tương đối bình yên này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM vô cùng biết ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ ban ngành…. Đặc biệt là nhân dân cả nước và cộng đồng doanh nghiệp đã chia sẻ vật chất với tinh thần cả nước vì TP, cùng chung tay cùng TP vượt qua đại dịch”.Khi dịch COVID-19 ở TP.HCM diễn biến phức tạp, hàng chục ngàn nhân viên y tế, đội ngũ thầy thuốc cả nước đã vào chi viện cho nhân dân TP. Ông Nên đánh giá đây là cuộc điều động lực lượng lớn nhất kể từ cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam cách đây hơn 40 năm. Lực lượng y, bác sĩ, nhân viên y tế chi viện cho TP.HCM chống dịch trong thời gian qua lên tới 25.000 người.”Làm sao có thể nói hết được sự hi sinh đó của các lực lương y bác sĩ. Chúng ta chưa tổng kết được hết nhưng chúng ta thấy được hình ảnh, sự hi sinh của ngành y tế đã kề vai sát cánh, đồng cam cộng khổ cùng nhân dân TP.HCM vượt qua thử thách”, ông Nên chia sẻ.Ông Nên cho biết sự chia sẻ của ngành y tế cả nước đối với TP.HCM thời điểm trên rất có ý nghĩa. Các chiến sĩ áo trắng đã trải qua những thời khắc gian khổ, nghiệt ngã để bảo vệ sức khỏe người dân, nhiều nhân viên y tế có thời điểm đã phải làm việc đuối sức, quá tải.Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên gửi lời cảm ơn sâu sắc tới lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ trưởng, Thứ trưởng…, đặc biệt Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã chỉ đạo kịp thời, đồng thời hỗ trợ hết sức mình cùng TP trong cuộc chiến với dịch COVID-19.Trong thời điểm dịch COVID-19 ở TP.HCM diễn biến phức tạp, ông Nên nhìn nhận TP có thiếu sót vì chưa lo lắng chu đáo được cho lực lượng chi viện, TP “mong lực lượng chi viện thông cảm”.Ông Nên nhấn mạnh TP hiện đã ở giai đoạn bình thường mới, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hoạt quả dịch bệnh. 3 mục tiêu lớn nhất hiện nay của TP là bảo vệ an toàn sức khỏe nhân dân, tính mạng con người; làm kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.Trong đó, chiến lược về y tế sẽ là trụ cột số một, TP có an toàn mới có thể đảm bảo các mục tiêu còn lại.”TP phải cố gắng tối đa, hết sức để không lặp lại giai đoạn khó khăn đã trải qua”, ông Nên nói.TP.HCM là nơi đầy tình ngườiGiám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Trần Bình Giang cho biết việc Bộ Y tế quyết định thành lập các trung tâm hồi sức tích cực tại TP.HCM là rất quan trọng, qua đó giúp TP khống chế dịch bệnh nhanh và hiệu quả hơn.Đồng thời qua quá trình làm việc tại TP.HCM, Giáo sư Trần Bình Giang đánh giá đây là một nơi “đầy tình người”.”Anh em y bác sĩ chúng tôi khi làm việc ở TP.HCM ngày nào cũng được người dân cho quà, cho đồ ăn kèm những lời nhắn gửi viết ở những mẩu giấy rất tình cảm cho lực lượng y tế. Trước khi rời TP.HCM, chúng tôi còn dư hơn 10 tấn đồ ăn, nước uống… mà người dân cho các y bác sĩ”, ông Giang nói.’Kinh nghiệm cả cuộc đời cũng chưa chắc có được’Tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: “TP đã trải qua những thời khắc cam go, khốc liệt. Trong cuộc đời làm nghề y, đây là cuộc chiến khốc liệt nhất. Qua 4 tháng tại TP.HCM thì kinh nghiệm cả 5 năm, kinh nghiệm cả cuộc đời cũng chưa chắc có được. Nhiều kinh nghiệm quý báu đã được đúc kết từ thực tiễn”.Ông Long nói: “Tôi rất xúc động và cảm ơn TP trong suốt thời gian qua đã kề vai, sát cánh, huy động mọi lực lượng để bảo vệ người dân. Tôi luôn khắc ghi những đóng góp, hi sinh của người dân TP để làm nên thành công bước đầu đặc biệt quan trọng”.Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết sắp tới sẽ trình Quốc hội đề án sắp xếp lại hệ thống y tế cơ sở, tăng mức đầu tư cho y tế cơ sở để có thể ứng phó với sự kiện y tế khẩn cấp. Hệ thống y tế dự phòng để có thể đáp ứng với đại dịch, y tế dự phòng cũng phải tăng cường đầu tư, có nguồn nhân lực, trang thiết bị y tế.
[ad_2]