Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT ‘sốt ruột’ vì hàng triệu học sinh vẫn chưa được đến trường
[ad_1]
Học sinh ở Tây Đằng, Ba Vì (Hà Nội), những học sinh đầu tiên của Hà Nội được trở lại trường sau gần 6 tháng nghỉ tránh dịch – Ảnh: NAM TRẦNChiều nay 8-11, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và Thứ trưởng Bộ Giáo dục – đào tạo Ngô Thị Minh đã cùng chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về đảm bảo thích ứng an toàn trong cơ sở giáo dục. Ba vấn đề quan trọng được nhắc nhiều là thực hiện 5K trong trường học có khó khăn, đặc biệt là đeo khẩu trang và giữ khoảng cách vì trường học hầu hết quá tải; tiêm vắc xin cho học sinh và xử trí khi có F0 tại trường học.Hai bộ sốt ruột vì trẻ cứ ở nhàMột trong số tỉnh đang xếp là vùng vàng, hầu hết thầy cô giáo đã được tiêm vắc xin, tỉ lệ thầy cô tiêm đủ 2 mũi lên tới trên 61% nhưng tỉnh Đồng Tháp hiện nay vẫn đang cho học sinh lớp 5-12 học trực tuyến, học sinh mầm non nghỉ học, giáo viên giao bài cho cha mẹ trẻ hướng dẫn. Học sinh lớp 1-4 cũng học tương tự mầm non, tức là giáo viên giao bài về nhà. Tại Đồng Tháp hiện vẫn còn 1.575 học sinh lớp 5-7 chưa có thiết bị để học trực tuyến, hết tháng 11 này mới có thể được cung cấp. Tại thành phố Cần Thơ, ngay sau khi có nghị quyết 128 và hướng dẫn 4800 từng được xếp là vùng xanh (hiện là vùng vàng), nhưng hiện rất nhiều học sinh Cần Thơ đang học trực tuyến/học qua bài giảng trên tivi. Khi khảo sát cha mẹ, 1/3 cha mẹ đồng ý cho con đi học lại từ tháng 11, 1/3 đồng ý bắt đầu từ tháng 12, 1/3 còn lại đồng ý tháng 1-2022 mới bắt đầu cho trẻ đến trường.Theo thống kê chung, hiện toàn quốc có 28 tỉnh thành đang tổ chức cho học sinh học trực tiếp, số còn lại chỗ trực tiếp, chỗ trực tuyến, nhưng số lượng học sinh đang học trực tuyến lên tới 6,7 triệu cháu. Tình hình này khiến Thứ trưởng Bộ Giáo dục – đào tạo Ngô Thị Minh rất sốt ruột.”Học trực tuyến kéo dài ảnh hưởng đến tâm lý học sinh sinh viên. Quan điểm của Thủ tướng, của Chính phủ là sớm sắp xếp để trẻ được đến trường. Có 1,2 triệu trẻ học mầm non ngoài công lập, nhưng thời gian qua đóng cửa trường, rất nhiều trường đã giải thể. Khi cho trẻ đến trường, Sở Giáo dục – đào tạo cần phối hợp Sở Y tế để tập huấn cho cán bộ giáo viên, nếu có F0 thì truy vết kỹ càng nhưng khoanh vùng phải gọn, không để tình trạng 1 F0 thì đóng cửa cả trường, 10 ngày vẫn chưa mở lại” – bà Minh nhấn mạnh.Địa phương vẫn trù trừThứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cũng sốt ruột không kém. Theo ông Tuyên, các tỉnh nói nhiều nhưng tập trung lại có 3 vấn đề: thực hiện 5K trong trường học có khó khăn, đặc biệt là đeo khẩu trang và giữ khoảng cách vì trường học hầu hết quá tải; tiêm vắc xin cho học sinh và xử trí khi có F0 tại trường học.Theo ông Tuyên, có 105 trong 134 quốc gia, vùng lãnh thổ được khảo sát đã mở cửa trường học trở lại. Ở Việt Nam, giai đoạn trước là “khép”, là giãn cách, giai đoạn hiện nay là thích ứng an toàn. Tỉ lệ tiêm chủng hiện đã đạt trên 83% người từ 18 tuổi đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin. “Không cứng nhắc như trước, trước F0 đưa ngay đi bệnh viện, F1 cách ly tập trung. Nay F0 nặng mới đi bệnh viện, F0 nhẹ, F1 đều cách ly tại nhà. Trước bệnh viện có F0 phong tỏa cả bệnh viện, hiện có F0 chỉ phong tỏa tòa nhà hoặc khu vực liên quan” – ông Tuyên nói.Thứ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các trường học cả nước đều phải có kế hoạch phòng chống dịch mới, kế hoạch này phải được ban chỉ huy phòng chống dịch cấp quận huyện phê duyệt. Kế hoạch mới phải “sát thực tế, trúng, đúng” tình hình hiện nay là đã tiêm phủ vắc xin. Trong đó có kế hoạch rõ ràng để có thể mở cửa trường học trở lại.Thứ trưởng cũng “trách” nhiều trường quên mất quy định về đeo khẩu trang tại trường học, trong khi quy định này đã ban hành từ tháng 5-2020 dẫn đến lúng túng trong phòng dịch. Và từ sự lúng túng này, trẻ cứ phải ở nhà và có vô số hệ lụy kèm theo, mặc dù tỉnh đã vàng, đã xanh, tỉ lệ phủ vắc xin đã cao.Hơn 65% sinh viên chịu áp lực học trực tuyếnĐH Quốc gia TP.HCM vừa công bố kết quả nghiên cứu về sự tác động của COVID-19 đối với sức khỏe tâm thần của sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM.PGS.TS Nguyễn Phương Thảo – trưởng nhóm nghiên cứu – cho biết, khảo sát được tiến hành từ ngày 18-10 đến ngày 25-10 trên nền tảng trực tuyến cho đối tượng là tất cả sinh viên đại học đang theo học tại ĐH Quốc gia TP.HCM.Theo PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài – thành viên nhóm nghiên cứu – có tất cả 37.150 sinh viên tham gia khảo sát. Kết quả cho thấy trong các áp lực tâm lý mà sinh viên phải chịu thì vấn đề áp lực học tập trực tuyến được ghi nhận cao nhất (65,1%).Ngoài ra, còn có áp lực tâm thần đáng kể khác lên sinh viên là: nỗi lo lắng khả năng đóng học phí (58,9%); có mâu thuẫn với gia đình trong vấn đề thấu hiểu (27,7%) hay làm việc quá sức (27,1%).Đáng chú ý, 48% sinh viên được khảo sát thừa nhận đã cảm thấy bản thân nhiều thiếu sót, tự ti và mơ hồ về mục đích sống của bản thân trong thời gian dịch bệnh.Từ số liệu thu được, cuộc khảo sát cho thấy rối loạn giấc ngủ và thiếu định hướng trong học tập và cuộc sống chính là vấn đề phổ biến ở một bộ phận sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM trong thời gian dịch bệnh bên cạnh những vấn đề về hành vi và sức khỏe khác.Nhóm nghiên cứu đã đề xuất 4 biện pháp giúp tăng cường sức khỏe tinh thần cho sinh viên như: chăm sóc đời sống tâm thần cho sinh viên.Tổ chức các chương trình giao lưu trực tuyến. Mở các chương trình học thuật. Tuyên truyền rộng rãi, khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động cộng đồng.TRẦN HUỲNH
[ad_2]