CDC: Ca nhiễm ‘đột phá’ tăng tại Mỹ
[ad_1]
Người dân đi ngang một điểm tiêm chủng COVID-19 tại quận Los Angeles, Mỹ ngày 17-8-2021 – Ảnh: REUTERSTheo báo cáo công bố ngày 24-8, từ tháng 5 đến ngày 25-7 vừa qua – giai đoạn có sự ảnh hưởng của biến thể Delta dễ lây lan (lần đầu tiên phát hiện ở Ấn Độ) tại Mỹ – khoảng 25% ca mắc mới tại quận Los Angeles, bang California là những người đã tiêm đủ vắc xin.Cụ thể, trong giai đoạn trên, Los Angeles đã ghi nhận hơn 43.000 ca COVID-19 trong nhóm cư dân từ 16 tuổi trở lên của quận.Trong số này, 10.895 ca bệnh – chiếm 25,3% – là những người đã tiêm đủ hai liều vắc xin, 1.431 ca bệnh – chiếm 3,3% – là những người đã tiêm một liều vắc xin, và 30.801 ca bệnh – chiếm 71,4% – là người chưa tiêm chủng.Theo Hãng tin Reuters, CDC đang phân tích các nghiên cứu như nghiên cứu của quận Los Angeles nói trên để xác định liệu người Mỹ có cần tiêm liều vắc xin COVID-19 thứ ba để tăng sự bảo vệ trước virus SARS-CoV-2 hay không.Tuần trước, Chính phủ Mỹ thông báo chiến lược tiêm liều bổ sung cho người dân Mỹ từ ngày 20-9, và đang chờ Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) cũng như CDC xem xét.Theo nghiên cứu của quận Los Angeles, vắc xin vẫn có hiệu quả bảo vệ người bệnh không trở nặng.Nghiên cứu cho biết chỉ 3,2% ca nhiễm “đột phá” – chỉ những người mắc COVID-19 dù đã tiêm đủ vắc xin – phải nhập viện, trong đó chỉ 0,05% người cần chăm sóc đặc biệt và 0,25% cần đến máy thở.Trong khi đó, 7,5% ca bệnh chưa tiêm vắc xin phải nhập viện, trong đó 1,5% ca bệnh cần chăm sóc đặc biệt và 0,5% cần máy thở.Ngoài nghiên cứu của quận Los Angeles, báo cáo ngày 24-8 của CDC cũng công bố nghiên cứu trên các nhân viên y tế – được đặt tên là HEROES. Nghiên cứu HEROES cho thấy hiệu quả của vắc xin đã giảm đáng kể trong số những nhân viên tuyến đầu – đã tiêm chủng nhưng vẫn mắc bệnh – tại 8 bang ở nước Mỹ.Theo báo cáo, hiệu quả của vắc xin đã giảm từ 91% trong giai đoạn trước khi biến thể Delta xuất hiện ở Mỹ xuống còn 66% trong giai đoạn Delta đang hoành hành ở Mỹ.
[ad_2]