Còn hơn 30 triệu liều vắc xin ‘trong kho’, Bộ Y tế ra ‘tối hậu thư’ cho các địa phương

[ad_1]

Học sinh Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình) được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 – Ảnh: DUYÊN PHANTrong khi đó theo kế hoạch, đến hết tháng 12-2021 Việt Nam sẽ tiêm chủng đủ 2 mũi cho toàn bộ dân số từ 18 tuổi và tiêm mũi 1 cho trẻ 12-17 tuổi.Nhiều tỉnh miền Tây vẫn cần vắc xinTại 13 tỉnh miền Tây, khu vực đang bùng phát dịch mạnh từ thời điểm nới giãn cách trở lại đây cho thấy tỉ lệ tiêm chủng còn thấp. Trong đó, Long An đã tiêm trên 2,87 triệu mũi, gồm gần 1,48 triệu mũi 1 (101,73%) và trên 1,39 triệu mũi 2 (96,01%). Vắc xin đã nhận hơn 2,9 triệu liều, đã tiêm 2,6 triệu liều (tỉ lệ sử dụng 89,2% số liều vắc xin được cấp). Tỉnh cần 391.500 liều tiêm cho trẻ em dưới 17 tuổi.Vĩnh Long đã tiêm trên 1,1 triệu mũi, số đã tiêm mũi 1 trên 750.300 người, đạt khoảng 97,57%, số đã đủ 2 mũi là gần 357.430 người, đạt 46,48%.TP Cần Thơ đã tiêm mũi 1 (người trên 18 tuổi) 95,9%, đủ 2 mũi là 37,7%. Tổng số liều vắc xin đã nhận trên 1,3 triệu liều, đã tiêm trên 1,2 triệu (90,9%). TP đang cần 500.000 liều Vero Cell để tiêm mũi 2 (đã có thông báo được cấp 200.000 liều, còn 300.000 chưa nhận) và 22.550 liều Pfizer để tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em.Đồ họa: NGỌC THÀNHAn Giang nhận trên 2,4 triệu liều, đến nay đã tiêm trên 2,1 triệu liều (đạt 86,98% tổng số vắc xin đã nhận). Tỉ lệ mũi 1 đạt 95,23% và mũi 2 đạt 61,56% nhóm từ 18 tuổi trở lên. Tỉnh cần thêm cho cả người lớn và trẻ em khoảng 400.000 liềuTiền Giang nhận trên 2,5 triệu liều, đã tiêm trên 1,9 triệu liều (đạt 77,4% tổng số vắc xin đã nhận). Tỉ lệ mũi 1 trên 1,2 triệu liều, đạt 87,8% và mũi 2 là 654.000 liều, đạt 44,7% dân số (từ 18 tuổi trở lên). Tỉnh cần thêm cho cả người lớn và trẻ em khoảng 300.000 liều.Trà Vinh nhận trên 1.007.860 liều, đã tiêm mũi 1 gần 533.770 liều (đạt 75,4%), mũi 2 trên 360.640 liều (đạt 49,1%). Hậu Giang đã tiêm mũi 1 đạt 70%, mũi 2 đạt 26% dân số từ 12 tuổi trở lên. Tỉnh cần 470.370 liều vắc xin các loại (Pfizer, Vero Cell, AstraZeneca) để tiêm đủ cho tất cả người dân.Cà Mau đã tiêm 1,3 triệu liều (74,6% dân số), trong đó mũi 1 là 857.399 người, mũi 2 là 443.254 người. Đồng Tháp nhận 1.831.090 liều vắc xin, đã tiêm 1.816.400 liều, trong đó mũi 1 trên 1.103.700 liều (đạt 81,31% dân số); mũi 2 trên 712.700 người (đạt 52,51%).Kiên Giang tiêm mũi 1 cho 1.163.640 người (đạt tỉ lệ 95,73%), mũi 2 là 713.000 người (đạt 58,66%). Bến Tre tiêm đạt 92,8% dân số (từ 18 tuổi trở lên), trong đó đủ 2 mũi là 49,34%. Sóc Trăng: tiêm mũi 1 là 89,31% dân số từ 18 tuổi, mũi 2 là 55,74%. Bạc Liêu đã nhận 1.012.829 liều, đã tiêm (tới ngày 16-11) 905.340 liều, trong đó mũi 1 là 551.074 liều (82,12%); mũi 2 là 354.265 liều (52,79%). Tỉnh còn cần khoảng 500.000 liều.Vắc xin nhiều, tiêm vẫn chậm?Bộ Y tế vừa có công văn hỏa tốc đề nghị bí thư các tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo sở y tế khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, nhanh chóng đạt được tốc độ bao phủ mũi 1 cho 100% người dân từ 18 tuổi trở lên (ưu tiên các đối tượng từ 50 tuổi trở lên và người có bệnh nền) và tiêm mũi 2 cho những đối tượng đã tiêm mũi 1 đủ thời gian. Bộ Y tế cũng đề nghị các tỉnh thành chủ động rà soát tình hình sử dụng vắc xin, tổng hợp và báo cáo số lượng được cấp từ nguồn Bộ Y tế và các nguồn do doanh nghiệp viện trợ trực tiếp cho địa phương, số vắc xin còn tồn và báo cáo nguyên nhân vì sao còn tồn.”Trong trường hợp địa phương không kịp sử dụng và không có nhu cầu sử dụng số vắc xin được cấp, phải báo cáo kịp thời cho các viện vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur để điều phối, đảm bảo sử dụng hiệu quả. Địa phương, đơn vị nào nhận vắc xin từ nguồn khác không báo cáo Bộ Y tế, không kiểm định theo quy định mà tự tổ chức tiêm thì phải chịu trách nhiệm”, Bộ Y tế yêu cầu.Bộ Y tế cũng yêu cầu các sở y tế đề xuất nhu cầu cần cấp từ nay đến cuối năm bao phủ đủ mũi cho toàn bộ người từ 18 tuổi trở lên, số lượng trẻ từ 12-17 tuổi và nhu cầu vắc xin năm 2022, báo cáo Bộ Y tế trước ngày 20-11. Sau ngày này, địa phương nào không có đề xuất sẽ “được hiểu là không có nhu cầu, Bộ Y tế sẽ không cấp vắc xin cho địa phương”. Trong tháng 11, địa phương nào không đảm bảo tỉ lệ phủ vắc xin, phải chịu trách nhiệm về việc chậm trễ trong tiêm chủng. Theo Bộ Y tế, tổng số liều vắc phòng COVID-19 đã sử dụng đến chiều 16-11 là trên 101 triệu liều, đạt trên 88% người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin, nhóm tiêm đủ 2 mũi đạt xấp xỉ 50%. Như vậy so với số vắc xin đã phân bổ và số lượng đã tiêm thì đến nay vẫn còn khoảng 15 triệu liều chưa được sử dụng. So với số lượng đã tiếp nhận còn trên 30 triệu liều chưa tiêm. Trong khi từ nay đến tháng 12 vắc xin sẽ về nhiều. Bộ Y tế cũng cho biết trong thời gian qua đã nhiều lần có văn bản đề nghị các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng. Tuy nhiên theo thống kê, đến ngày 14-11 vẫn có 9/63 tỉnh có tỉ lệ bao phủ ít nhất một liều vắc xin mức dưới 70% người từ 18 tuổi trở lên, trong đó 5 tỉnh có tỉ lệ bao phủ thấp nhất là Sơn La (45,5%), Thanh Hóa (50,6%), Nam Định (58,2%), Nghệ An (60%) và Cao Bằng (63,2%).

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post Vì sao Bình Thuận bổ sung hơn 600 ca mắc COVID-19 mới?
Next post Pfizer cho phép sản xuất thuốc chống COVID-19 cho nước nghèo