Cục Công nghệ thông tin Bộ Y tế nói gì về việc sai lệch, mất thông tin tiêm vắc xin?

[ad_1]

Chiếc xe tiêm vắc xin lưu động đặt giữa khuôn viên UBND phường 9, quận Gò Vấp, chiều 14-8 – Ảnh: CHÂU TUẤNXác nhận này hiện rất quan trọng với người dân, nhất là sắp tới nhiều tỉnh thành sẽ áp dụng “thẻ xanh”, “thẻ vàng” với người đã tiêm vắc xin như một loại “giấy thông hành” khi tham gia giao thông và trở lại làm việc, học tập…Một tình huống khác là những người đã mắc COVID-19 và hiện đã có kết quả xét nghiệm âm tính, cũng thuộc diện có thể áp dụng “thẻ xanh”, “thẻ vàng”, nhưng thông tin nhiễm COVID-19 và đã khỏi lại không xuất hiện trên Sổ Sức khỏe điện tử, mà trên đó lại xuất hiện thông tin “đã tiêm chủng”. Hoặc có những người đã tiêm chủng 2 mũi vắc xin nhưng do khâu cập nhật thông tin, phần mềm chỉ báo mới tiêm 1 mũi, thậm chí là chưa tiêm.Theo Cục Công nghệ thông tin Bộ Y tế, những người có sai lệch thông tin cần liên hệ đến Sở Y tế địa phương. Những sai lệch hiện nay không phải do phần mềm, mà do nhầm khi nhập thông tin giữa danh sách đăng ký tiêm và danh sách đã tiêm, hoặc do khâu nhập dữ liệu đã tiêm của cơ sở tiêm chủng bị chậm. Với nhóm F0 đã khỏi thì Bộ Y tế chưa có hướng dẫn coi là “thẻ xanh” hoặc “thẻ vàng”.Hiện Bộ Y tế dự thảo hướng dẫn này, khi ban hành hướng dẫn coi những người F0 đã khỏi tương đương tiêm 1 mũi hay 2 mũi vắc xin, thì sẽ có hiển thị tương đương trên Sổ Sức khỏe điện tử/Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19.Tại TP.HCM, ông Phan Đình An – chủ tịch UBND phường 6, quận Gò Vấp – cho biết với các trường hợp F0 cách ly, điều trị tại nhà báo phường và được quản lý, sau khi điều trị khỏi bệnh, bệnh nhân sẽ được phường cấp giấy xác nhận đã khỏi COVID-19. Các trường hợp F0 điều trị tại các cơ sở y tế cũng tương tự.Tuy nhiên, với các F0 tự cách ly và điều trị tại nhà nhưng không báo thì việc phường cấp giấy chứng nhận đã khỏi COVID-19 là không thể: “Để chứng minh mình đã từng là F0 đã khỏi bệnh, người dân có thể đi làm xét nghiệm kháng thể, kết quả xét nghiệm này sẽ tương đương với giấy xác nhận đã khỏi COVID-19”, ông An cho biết.Để sửa, cập nhật các sai lệch thông tin, CDC TP.HCM, địa phương có nhiều phản ánh đang gặp tình trạng sai lệch thông tin, đã hướng dẫn gửi phản hồi ở phần “Phản ánh thông tin”, trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 theo trình tự như sau:Bước 1: Truy cập đường dẫn https://tiemchungcovid19.gov.vn, chọn mục “Phản ánh thông tin” (màu cam, phía bên phải giao diện website) hoặc truy cập đường dẫn https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal/portal-reportBước 2: Điền đầy đủ các thông tin cần thiết, như: họ tên, ngày tháng năm sinh, điện thoại, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân (CMND/CCCD), tỉnh/thành phố… Lựa chọn 1 trong 3 loại phản ánh phù hợp với bạn:- Tôi đã tiêm mũi 1 nhưng chưa có chứng nhận tiêm- Tôi đã tiêm mũi 2 nhưng chỉ có chứng nhận tiêm mũi 1- Tôi đã tiêm cả 2 mũi nhưng chưa có chứng nhận tiêm mũi 1 và mũi 2Bước 3: Điền thông tin của mũi tiêm và tải ảnh chụp hoặc file “GIẤY XÁC NHẬN ĐÃ TIÊM VẮC XIN COVID-19”. Bước 4: Nhập mã xác nhận và bấm “Gửi phản hồi”. Bước 5: Nhập mã OTP nhận được từ số điện thoại cung cấp tại bước 2 vào phần “Xác thực OTP” và bấm “Xác nhận” để kết thúc phản ánh. Lưu ý: Những mục có dấu sao (*) màu đỏ bắt buộc phải điền thông tin, không được bỏ trống.HỎI – ĐÁP về dịch COVID-19Từ ngày 8-7, báo Tuổi Trẻ tổ chức chuyên mục HỎI – ĐÁP về dịch COVID-19. Chuyên mục này sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin cụ thể của bạn đọc về các vấn đề dân sinh. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trong phần comment của mỗi bài.Các câu hỏi sẽ được báo Tuổi Trẻ chuyển đến các chuyên gia, các nhà quản lý, các cơ quan có chức năng để phần nào giải đáp những thắc mắc của bạn đọc liên quan đến chính sách, cơ chế, quy định… đang được triển khai, đặc biệt trong mùa dịch COVID-19 khi TP.HCM thực hiện chỉ thị 16 của Thủ tướng để dập dịch.

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post Xét nghiệm nước rút trước 15-9
Next post TP Vinh hỏa tốc đăng ký tiêm vắc xin, dân gọi điện ‘không liên lạc được’