‘Cuộc chiến’ lại tiếp tục ᴏ̛̉ Bệnh viện hồi sức COVID-19 lớn nhất TP.HCM

[ad_1]

Số lượng bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện hồi sức COVID-19 tăng trở lại – Ảnh: CẨM NƯƠNGTháng 11 vừa qua, tình hình dịch bệnh tại TP.HCM cơ bản được kiểm soát, số ca bệnh nặng giảm mạnh, bệnh viện chỉ còn giữ lại 150 giường hồi sức, 1 khu cấp cứu và 3 khoa điều trị.Tuy nhiên, hiện nay bệnh viện phải mở thêm khu điều trị ICU 2B bởi số lượng bệnh nhân đã tăng trở lại sau gần 2 tháng TP.HCM chuyển sang trạng thái “thích ứng an toàn” với dịch bệnh.Trong các cụm theo mô hình bệnh viện “chị em” thì Bệnh viện hồi sức COVID-19 thuộc cụm 1, bao gồm: quận Bình Thạnh, quận 4 và TP Thủ Đức. BS Trần Thanh Linh – trưởng khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy – cho biết hiện nay số ca bệnh của cụm 1 rất nhiều, tỉ lệ ca nặng phải chuyển lên tầng 3 mỗi ngày chiếm khoảng 30%.”Trong một tuần gần đây, quy mô triển khai được 200 giường hồi sức, tuy nhiên tính đến hôm nay tổng số bệnh nhân đã lên đến 215, bệnh nhân nặng và nguy kịch thường trên 80%”, BS Linh chia sẻ.Trước tình hình đó, Bệnh viện hồi sức COVID-19 đang đề xuất tăng lực lượng để nâng quy mô lên 300 giường trong tuần tới, để có thể nhận thêm các bệnh nhân ngoài cụm trong tình huống khẩn cấp và nâng cao chất lượng điều trị.”Trang thiết bị máy móc cơ bản đã có sẵn trên nền triển khai giai đoạn trước. Đáng lo nhất là mặt nhân sự, vì nhân sự thành phố thời gian qua phải chi viện cho các tỉnh miền Tây, cho ʏ tế cơ sở”, BS Linh trăn trở.Một trong những bệnh nhân trẻ tuổi tại khu ICU 2B là anh Nguyễn Thanh Bình (ngụ TP Thủ Đức). Anh cho biết sau khi TP mở cửa, bản thân đã đi làm trở lại bình thường, không ngờ lại nhiễm COVID-19 và bệnh tình chuyển nặng nhanh đến vậy.”Cứ nghĩ tiêm vắc xin là an tâm rồi, không lường trước nguy cơ nhiễm bệnh. Giờ chỉ mong nhanh hết bệnh để được trở về với vợ con, ba ngày qua không có tin tức, thấy nhớ và lo cho gia đình hơn cả bản thân mình”, anh Bình nghẹn ngào.Ngoài lực lượng chính thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Nhân dân 115 đang tiếp quản Bệnh viện hồi sức COVID-19, mới đây Sở ʏ tế đã điều động nhân lực từ hai bệnh viện Ung bướu và Trưng Vương để hỗ trợ thêm.Tuy nhiên, đúc kết kinh nghiệm từ nhiều đợt dịch trước, BS Linh cho rằng bắt buộc phải “trộn lại” nhân lực để có đầy đủ các chuyên khoa. Sau đó đào tạo tại chỗ, đào tạo cuốn chiếu trong từng giai đoạn thì mới đáp ứng được chuyên môn điều trị.  Theo các bác sĩ, hiện nay bệnh viện có khoảng 50 bệnh nhân thở máy, 40 bệnh nhân thở HFNC và không có bệnh nhân phải dùng ECMO – Ảnh: CẨM NƯƠNGNhững bệnh nhân nhập viện và trở nặng đa phần là người cao tuổi và mang bệnh nền như huyết áp cao, đái tháo đường, suy tim… – Ảnh: CẨM NƯƠNGCó những bác sĩ, nhân viên ʏ tế phải làm việc xuyên suốt từ đầu đợt dịch thứ 4 đến hiện nay vẫn chưa bước ra khỏi bệnh viện – Ảnh: CẨM NƯƠNGTheo BS Trần Thanh Linh, tiêm vắc xin là yếu tố quan trọng giúp các bệnh nhân giảm diễn tiến nặng, giảm các tổn thương phổi, tình trạng nặng chủ yếu đến từ bệnh nền sẵn có – Ảnh: CẨM NƯƠNG

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post Ai được ưu tiên tiêm vắc xin mũi 3? Theo dõi phòng biến chứng sau tiêm cho trẻ ra sao?
Next post Phát hiện chỉ dấu mới trong máu của bệnh nhân COVID-19