Dịch COVID-19 tăng nhiều tỉnh thành, chuyên gia nói cần tăng độ bao phủ vắc xin

[ad_1]

Các chuyên gia lo ngại tình hình dịch COVID-19 tại các địa phương ở phía Nam, đặc biệt ở các tỉnh miền Tây khi tỉ lệ bao phủ vắc xin ở đây chưa cao – Ảnh: DUYÊN PHANTheo báo cáo hàng ngày của Bộ Y tế, số ca COVID-19 trong hai tuần qua trên cả nước có xu hướng tăng. Nếu như trong những ngày 25, 26 và 27-10, cả nước duy trì khoảng 3.000 – 4.000 ca/ngày thì những ngày gần đây số ca mắc mới tăng gần gấp đôi, hơn 6.000 – 7.500 ca/ngày.Dù số ca COVID-19 có xu hướng tăng trở lại nhưng nghịch lý, theo báo cáo Bộ Y tế, vẫn còn nhiều tỉnh thành có tỉ lệ bao phủ ít nhất 1 mũi vắc xin dưới 50% dân số từ 18 tuổi trở lên.Theo Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 (Bộ Y tế) lúc 15h ngày 6-11, 10 địa phương có tỉ lệ tiêm thấp nhất thì hầu hết là các tỉnh phía Nam gồm: Trà Vinh (63,04%), An Giang (64,59%), Kiên Giang (65,79%), Vĩnh Long (68,71%), Cần Thơ (70,22%), Bình Phước (72,32%), Bình Dương (73,85%), Hậu Giang (74,4%)…Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã đề nghị 63 tỉnh, thành phố, đặc biệt là 19 tỉnh, thành phía Nam rà soát lại ngay nhân lực tiêm chủng, nếu thiếu báo ngay về Bộ Y tế trước 17h hôm nay.Nhân viên y tế Bệnh viện điều trị COVID-19 Trưng Vương (TP.HCM) lên đường đến tỉnh An Giang hỗ trợ chống dịch vào ngày 20-10 – Ảnh: XUÂN MAINếu tỉ lệ tiêm vắc xin thấp, con số “đau buồn” có thể tái diễnTrao đổi với Tuổi Trẻ Online trưa 6-11, PGS.TS Nguyễn Huy Nga – nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế – nhận định tình hình dịch COVID-19 có thể diễn biến phức tạp hơn nếu người dân lơ là, chủ quan trong khi độ phủ vắc xin ở nhiều tỉnh, thành còn thấp. Ông cho rằng nguyên nhân số ca nhiễm tăng nhanh là do sự biến động dân cư trước và sau khi các địa phương thực hiện nghiêm giãn cách xã hội. “Với số lượng rất lớn người từ TP.HCM đổ về các tỉnh và sau đó là các tỉnh trở về TP.HCM, cộng với biến chủng Delta lây lan nhanh sẽ gây khó kiểm soát nếu có trường hợp nhiễm”, PGS.TS Huy Nga nói.Về số ca tử vong vì COVID-19 trên cả nước, ông Nga đánh giá đã giảm nhiều. Tuy nhiên nếu không tăng độ phủ vắc xin ở địa phương có tỉ lệ tiêm còn thấp thì con số “đau buồn” này có thể lặp lại ở những địa phương này. PGS.TS Đỗ Văn Dũng – trưởng khoa y tế công cộng, nguyên phó hiệu trưởng Trường ĐH Y dược TP.HCM – chia sẻ bản thân ông cũng rất e ngại tình hình dịch COVID-19 tại các tỉnh miền Tây khi tỉ lệ bao phủ vắc xin ở đây chưa được cao. “Chiến lượt Zero COVID không còn phù hợp với biến chủng Delta. Để sống chung với dịch, biện pháp cơ bản và lâu dài là tiêm vắc xin và giáo dục, tuyên truyền người dân thực hiện biện pháp 5K”, ông Dũng nói. Nhân viên y tế tiêm vắc xin cho người dân TP.HCM – Ảnh: XUÂN MAICác tỉnh cần tăng độ phủ vắc xin, 5K và thuốc điều trị COVID-19Theo PGS.TS Huy Nga: “Nếu tăng cường xét nghiệm thì có thể có nhiều ca nhiễm hơn và ngược lại. Nhiều người có triệu chứng nghi ngờ nhưng vì sợ phải đi cách ly tập trung nên không dám đi xét nghiệm, khiến dịch bệnh âm ỉ trong cộng đồng.Nên chăng các tỉnh thành đều áp dụng cho trường hợp dương tính có triệu chứng nhẹ cách ly tại nhà và người bệnh cũng phải có ý thức phòng bệnh”.Ông Huy Nga cho rằng vắc xin + 5K vẫn là biện pháp hữu hiệu nhất, cần đẩy nhanh công tác tiêm chủng. Người dân không nên trông chờ, lựa chọn vắc xin “ưa thích”, đặc biệt cần tuân thủ nghiêm biện pháp 5K dù các hoạt động, sinh hoạt, di chuyển ở nhiều tỉnh thành trở lại như trước đây. “Người dân thường có tâm lý chủ quan khi tiêm vắc xin rồi nhưng có thể là nguy cơ lây cho những người xung quanh nếu nhiễm, đặc biệt là người cao tuổi, người chưa tiêm vắc xin”, ông Nga khuyến cáo.

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post F0 chiếm hơn 5% các ca cấp cứu tại nhiều bệnh viện ở TP.HCM
Next post Ca mắc mới tăng, Đà Nẵng điều chỉnh kế hoạch xét nghiệm sàng lọc