Gác lại những nỗi lo, họ đi vào tâm dịch phía Nam

[ad_1]

Y bác sĩ Bệnh viện Phụ sản trung ương chuẩn bị hành lý trước chuyến công tác dài ngày tại Bệnh viện dã chiến tại Bình Chánh, TP.HCM – Ảnh: L.ANHSáng nay 19-8, 80 y bác sĩ của Bệnh viện Phụ sản trung ương lên đường vào TP.HCM. Họ sẽ đến làm việc tại Bệnh viện dã chiến ở Bình Chánh. Ngày mai 20-8 có 42 người nữa đi Bình Dương. Mỗi ngày buổi giao ban sáng lại vắng thêm vài người. Đây là đoàn công tác số 3 của bệnh viện. Điểm đến, đều là TP.HCM và khu vực phía Nam.Tạm gác lại nỗi lo gia đình, cá nhânTrưởng đoàn công tác số 2 của Bệnh viện Phụ sản trung ương, TS Nguyễn Văn Lợi đang là phó trưởng khoa gây mê hồi sức của bệnh viện. Điều trị COVID-19 là chuyên môn các anh chị chưa được thực hành nhiều. Trước ngày lên đường, đoàn đã được tập huấn liên tục để kịp bắt nhịp với công việc mới: phụ trách 1 block điều trị người bệnh COVID-19, tại bệnh viện dã chiến mà Bệnh viện Việt Đức đang phụ trách tại Bình Chánh, TP.HCM.”Khó khăn, vất vả có thể vượt qua, nhưng ngại nhất là anh chị em trong đoàn bị lây nhiễm bệnh, vì thế chúng tôi phải chuẩn bị đủ trang phục bảo hộ và các kiến thức về phòng lây nhiễm chéo trước khi lên đường” – TS Lợi chia sẻ.Là bác sĩ của các bà mẹ và trẻ em, nên các bác sĩ phụ sản rất mau nước mắt. Lên phát biểu vài câu trước khi lên đường, cả TS Lợi và bác sĩ Trần Danh Cường, giám đốc Bệnh viện Phụ sản trung ương, đều nghẹn giọng. “Tạm gác lại những nỗi lo gia đình, cá nhân, chúng tôi vào TP.HCM và Bình Dương để hỗ trợ các đồng nghiệp đều đang rất vất vả, chỉ mong sớm khống chế được dịch bệnh và trở về” – TS Lợi nói. Còn bác sĩ Cường căn dặn bệnh viện luôn là hậu phương, luôn là nhà, dõi theo các y bác sĩ…”Vào TP.HCM công tác sao lại khóc?”. Có người nói vậy. Lạ thật, lâu nay đi TP.HCM công tác là chuyến đi vui, chuyến đi nhiều ý nghĩa, chuyến đi biết rõ ngày về, còn lần này vẫn là chuyến đi nhiều ý nghĩa, nhưng chưa rõ ngày về. Họ chỉ về nhà khi hết dịch. Vì thế dù xung phong lên đường, nhưng vẫn bịn rịn với Hà Nội, với gia đình, với những gì thân thuộc yêu thương ở nơi này.Hẹn gặp nhé, Hà NộiSau lễ xuất quân vội vã, y bác sĩ của Bệnh viện Phụ sản trung ương thay trang phục và lên ô tô, họ phải có mặt ở sân bay trước 11h. Ở đầu kia đất nước, các đồng nghiệp Bệnh viện Việt Đức và bệnh nhân đang đợi. Ở Hà Nội, 2 bệnh viện ở đối diện nhau chung con đường Tràng Thi, nhưng chuyên môn khác hẳn: một bên chuyên về ngoại khoa, một bên chuyên sản phụ khoa. Giờ đây họ làm chung một công việc mới ở bệnh viện dã chiến điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại TP.HCM, nơi bà con đang gặp khó vì dịch bệnh và đang cần y bác sĩ chi viện.Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế, những ngày vừa qua riêng các bệnh viện và Trường ĐH y trực thuộc Bộ Y tế đã chi viện xấp xỉ 13.000 y bác sĩ, giảng viên, sinh viên y khoa cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam, chưa kể sự chi viện từ bệnh viện các tỉnh thành phía Bắc. Y bác sĩ đi công tác xa nhà, dài ngày, xa gia đình đã là sự hy sinh, nhưng công việc nơi họ đến đang bộn bề vất vả do số lượng bệnh nhân tăng cao trong thời gian ngắn.Ông Sơn cho hay TP.HCM vốn là nơi có tỉ lệ giường bệnh/vạn dân vào loại lớn nhất nước, nhưng dịch bệnh dồn dập, số bệnh nhân tăng cao làm quá tải tất cả các cơ sở hiện có, khiến y bác sĩ làm việc hết sức lực mà vẫn còn nhiều bệnh nhân đang chờ. “Nỗi đau tinh thần khi có bệnh nhân chờ mà y bác sĩ chưa kịp chăm sóc cho họ mới là nỗi lo lắng lớn nhất. Chi viện thêm nhân lực để có thêm y bác sĩ chăm sóc cho người bệnh” – ông Sơn nói.Ngày mai đoàn công tác số 3 của Bệnh viện Phụ sản trung ương sẽ lên đường đi Bình Dương. Chị Ngô Thị Ngân, một thành viên của đoàn, cho hay 2 con lớp 8 và lớp 6 của chị chuẩn bị vào năm học mới, nhưng gia đình hai bên đều động viên và ủng hộ chị tham gia chuyến đi này. “Trước khi đi tôi rất hồi hộp, có chút lo, nhưng mọi người trong ấy đang vất vả, mình vào để hỗ trợ cho đồng nghiệp, cho bà con”, chị nói.Trước giờ lên đường, các y bác sĩ chạy ra gốc hoa giấy đang nở đầy hoa, ra biển hiệu bệnh viện chụp ảnh. Những khung cảnh quen thuộc này ngày mai sẽ lại là nơi mình nhớ đến, mình mong về. Và lấy đó để vượt qua mọi vất vả, mong ngày hết dịch để gặp lại, Hà Nội nhé.

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post Bệnh viện quá tải, Mỹ dùng máy bay chuyển bệnh nhân COVID-19 đi cả ngàn kilômet để chữa trị
Next post TP.HCM có lấy mẫu xét nghiệm diện rộng từ ngày 15-8 đến 15-9?