Họ đã làm tất cả để người bệnh được sống

[ad_1]

Chiến sĩ Học viện Quân y đến từng nhà phát bộ test kit và hướng dẫn người dân xét nghiệm nhanh tại nhàTP.HCM đã trải qua hơn 4 tháng chiến đấu với đại dịch COVID-19 khốc liệt. Những ngày dài với số thống kê hàng nghìn ca nhiễm mới, hàng trăm ca tử vong vẫn chưa dừng lại. Lực lượng tuyến đầu tiếp tục gồng mình làm việc từ xét nghiệm, tiêm vắc xin đến điều trị…Vất vả chồng vất vả!Theo chân các nhân viên y tế trạm y tế phường 4 (quận 8), các học viên Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng), tình nguyện viên… len lỏi từng con hẻm nhỏ để gõ cửa từng nhà hướng dẫn, phát bộ test kit hay đến vùng nguy cơ cao lấy mẫu xét nghiệm từ chiều tối đến khuya… mới thấu hết nỗi vất vả của họ.19h ngày 27-8, cả con đường Phạm Thế Hiển (Q.8, TP.HCM) chìm vào tĩnh lặng. Chỉ riêng trạm y tế phường 4 (Q.8) luôn sáng đèn và luôn có người ra vào. Ai nấy cũng vội vã, khẩn trương. Một người đàn ông lái xe máy hối hả đến trạm y tế vì người thân của ông (65 tuổi) dương tính với COVID-19 đang nằm ở nhà khó thở, cần bình oxy gấp.”Anh đứng xa ở đó (đoạn dây phong tỏa trước trạm – PV), không cần vào đây. Người thân lớn tuổi đúng không? Người thân thở xong rồi anh trả bình lại cho trạm nha, trạm hết bình rồi” – nữ nhân viên y tế từ bên trong trạm vừa nói vọng ra vừa ghi biên lai, sau đó một nam nhân viên nhanh chóng ôm bình oxy trao cho người thân F0 rồi họ tiếp tục xử lý những công việc dang dở khác.Hơn 20h, một nhóm nhân viên y tế có mặt tại trạm y tế sau khi hoàn thành lấy mẫu tại một khu vực nguy cơ cao. Họ chẳng kịp nghỉ ngơi, vừa vội uống bịch sữa lót dạ vừa lấy dụng cụ để đi lấy mẫu xét nghiệm ở một điểm nguy cơ cao khác.Tuy vậy, họ vẫn vui cười, động viên nhau khi gặp đồng nghiệp ở một con hẻm nhỏ rồi cùng đến điểm nguy cơ cao (vùng cam) tại tổ 108, khu phố 8 (phường 4, Q.8). “Đêm nay ráng đánh cho xong vùng cam này” – họ động viên nhau khi bày soạn bàn ghế, dụng cụ ra để xét nghiệm nhanh cho khoảng 300 người dân ở đây.Đến 22h kém, những người dân cuối cùng ở tổ 108 đã được lấy mẫu xét nghiệm nhanh. Con đường dần vắng người đến lấy mẫu, chỉ còn họ vẫn âm thầm làm những công việc còn lại. Ai cũng thấm mệt và khá buồn khi trong số khoảng 300 mẫu được lấy có 2 mẫu dương tính. “Vì đây là vùng cam mà” – họ tự an ủi với nhau.TP.HCM những ngày tháng 8 thường đổ mưa về đêm. Thế nhưng, chẳng vì thời tiết mà kế hoạch lấy mẫu xét nghiệm, tiêm vắc xin ban đêm tại các địa phương tạm dừng. Tối 23-8, cơn mưa bất ngờ đổ xuống nhưng lực lượng y tế vẫn tiếp tục vừa test nhanh vừa tiêm vắc xin. Dù phải mặc áo mưa, cầm dù đứng đợi nhưng nhiều người dân rất “ưng bụng” khi nhân viên y tế niềm nở, cộng với mô hình “một công đôi việc” khi chỉ ra ngoài một lần này.Nhân viên y tế đưa cụ bà 70 tuổi đến điểm tiêm vắc xin lưu động trong đêm – Ảnh: X.MAIVợ chồng cùng chống dịch, chờ ngày đoàn tụCuộc chiến chống dịch COVID-19 vẫn khốc liệt, nhiều cặp vợ chồng y bác sĩ, nhân viên y tế tại TP.HCM gác lại việc gia đình, vẫn lặng lẽ làm việc với một quyết tâm khi nào hết dịch mới trở về nhà.Những ngày TP.HCM phát hiện chuỗi lây nhiễm COVID-19 tại chợ đầu mối Bình Điền (Q.8), bác sĩ (BS) Ngô Duy Đăng Khoa được cử đi giám sát công tác phòng chống dịch tại chợ này. Ít lâu sau, vợ anh – BS Nguyễn Thị Kim Cúc – cũng lên đường nhận nhiệm vụ tại Bệnh viện dã chiến số 12.Đó có lẽ là thời điểm khó khăn nhất của gia đình bác sĩ Đăng Khoa – Kim Cúc khi cả 2 vợ chồng đều phải xa nhà đi chống dịch, ở nhà còn lại 2 con trai cùng mẹ già 83 tuổi bị bệnh tim tự chăm sóc nhau.”Lúc nhận lệnh điều động tôi rất lo lắng, nhưng mình là bác sĩ nên phải đi thôi. Thời gian rảnh, tôi tranh thủ gọi điện hướng dẫn các con tự chăm sóc bản thân và chăm sóc bà ngoại. Riêng anh Khoa, từ ngày nhận nhiệm vụ, đã thuê khách sạn ở và tự cách ly với gia đình. Thỉnh thoảng anh ghé nhà, đứng ngoài cổng nhìn con, dặn dò con đôi ba câu rồi đi vì sợ vào sẽ lây nhiễm cho người thân”, BS Cúc tâm sự.Nhận lệnh điều động khẩn của Sở Y tế về việc tham gia công tác tại Bệnh viện dã chiến số 1, điều dưỡng Huỳnh Minh Đạt vội vàng xếp quần áo cùng 12 y bác sĩ Bệnh viện Da liễu TP.HCM lên đường nhận nhiệm vụ. Cùng thời điểm đó, vợ anh – điều dưỡng Nguyễn Thị Hồng Phấn – cũng tất bật với công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19 trong cộng đồng.Những ngày dịch bệnh bùng phát, do tính chất công việc chống dịch không cố định thời gian, nguy cơ lây nhiễm cực kỳ cao, vợ chồng anh Đạt đành gửi con về quê để yên tâm chống dịch. Từ đó đến nay đã hơn 3 tháng gia đình anh chỉ “sum vầy online” vào những buổi tối rảnh rỗi.Công việc tại Bệnh viện dã chiến số 1 nguy cơ lây nhiễm cao và không cố định thời gian. Có những lúc anh Đạt cùng đồng nghiệp phải cấp cứu bệnh nhân tới 2h sáng mới được nghỉ. Niềm vui lớn nhất của anh là bệnh nhân vượt qua cơn nguy kịch, được xuất viện trở về đoàn tụ cùng người thân.May mắn hơn, vợ chồng anh Trần Quốc Thanh và chị Huỳnh Thị Cẩm Châu được cùng làm việc trong Bệnh viện dã chiến số 12. Anh Thanh làm công việc sửa chữa điện, nước, lắp đặt trang thiết bị, vận chuyển đồ… còn chị Châu là điều dưỡng nên phụ trách sàng lọc, tiếp nhận F0.”Làm cùng một nơi nhưng do giờ giấc làm việc khác nhau nên chúng tôi cũng ít được gặp nhau. Tuy nhiên tôi thấy may mắn hơn nhiều người khác vì 2 vợ chồng được làm cùng một nơi, thỉnh thoảng được gặp nhau, được nhìn thấy nhau khỏe mạnh là hạnh phúc rồi”, anh Thanh chia sẻ.Thời gian qua, những khó khăn vất vả của đội ngũ y tế không giấy mực nào viết đủ. Họ đã gạt nỗi niềm riêng, chấp nhận vô vàn vất vả, rủi ro để cùng chung tay chống dịch với niềm tin mãnh liệt rằng sẽ chiến thắng đại dịch COVID-19, cuộc sống bình thường sẽ sớm quay trở lại.Năng lượng vô hình, “thổi bay” cảm giác thất vọngLà bác sĩ đầu tiên tình nguyện tham gia điều trị F0 và là trưởng nhóm điều trị tại khu D Bệnh viện dã chiến số 4, BS CK1 Phạm Hoàng Thắng (khoa nội tổng hợp, phòng khám miễn dịch dị ứng Bệnh viện Nhi đồng TP) chia sẻ bản thân mình trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Từ háo hức những ngày đầu, đến vui mừng khi chứng kiến những bệnh nhân nặng cải thiện và xuất viện, rồi cảm giác chán chường, thất vọng khi không thể cứu được bệnh nhân hay những ngày thấy số ca mới vượt ngưỡng 5.000 – 6.000.Trong suốt thời gian nhận nhiệm vụ, BS Thắng đã không còn thói quen tắt điện thoại lúc ngủ vì điện thoại có thể reo bất kể lúc nào, dù ngày hay đêm… Một ngày BS Thắng nhận không biết bao nhiêu tin nhắn, cuộc gọi và từng trải qua áp lực vô cùng lớn: từ hội chẩn, thăm khám các ca bệnh nặng của toàn khu, đến giám sát, điều phối oxy, công việc giấy tờ hành chính, rồi có những lúc gặp những bệnh nhân có hoàn cảnh rất đáng thương…”Thật sự trước khi đi đã dự đoán trước sẽ gian lao, khó khăn hơn công việc trước đây rất nhiều, nhưng cũng không lường hết được mọi chuyện” – BS Thắng chia sẻ và cho rằng bằng một năng lượng vô hình nào đó, cùng lời động viên, khích lệ tinh thần của các lãnh đạo, sự đoàn kết, gắn bó và nỗ lực của các chiến hữu mà công việc này ngày càng trôi chảy và hoàn thiện hơn.Cũng trong thời gian này, BS Thắng thường xuyên nghe lời bài hát và hy vọng điều đó sớm quay lại như đã từng: “Ngày mai sẽ khác, sẽ lại thấy hàng cây rất xanh, sẽ lại thấy ngọn gió rất trong lành khẽ lướt qua tim mình. Ngày mai sẽ khác, sẽ lại thấy dòng người rất đông, sẽ lại thấy trời xanh rất rộng. Nắng khẽ soi trên đầu…”. Đợt này, theo lịch phân công, BS Thắng sẽ về Bệnh viện Nhi đồng TP tiếp tục làm việc.

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post Bản tin sáng 3-9: TP.HCM hướng tới tuyển dụng nhân lực là F0 khỏi bệnh; ra mắt ứng dụng ‘An sinh’
Next post TP.HCM triển khai ‘kênh tư vấn chăm sóc sức khỏe cho người dân theo chuyên khoa’