IFPMA: Sẽ có đủ vắc xin COVID-19 cho dân số toàn cầu vào cuối năm 2021
[ad_1]
Cuối năm 2021, toàn cầu sẽ có 12 tỉ liều vắc xin COVID-19 – Ảnh: REUTERSÔng Thomas Cueni – đứng đầu IFPMA – thừa nhận có khoảng cách lớn về tỉ lệ tiêm chủng giữa các nước giàu và nghèo, song cho biết trong tháng 9, toàn cầu sẽ đạt ngưỡng sản xuất 7,5 tỉ liều vắc xin.Theo Hãng tin AFP, tại các nước giàu, khoảng 70% dân số trưởng thành đã tiêm đủ hai liều vắc xin. Trong khi đó, con số này ở các nước châu Phi chỉ là khoảng 6%.Công ty phân tích dữ liệu Airfinity (Anh) cho biết khoảng 1,5 tỉ liều vắc xin được sản xuất mỗi tháng. Dự kiến, vào cuối năm 2021, sản lượng liều vắc xin COVID-19 trên toàn cầu sẽ đạt ngưỡng 12 tỉ liều.Theo Airfinity, điều này có nghĩa là thậm chí nếu các nước giàu muốn tiêm vắc xin cho mọi người từ 12 tuổi trở lên, thế giới vẫn sẽ có ít nhất 1,2 tỉ liều để phân phối cho các nước nghèo.”Điều này cũng có nghĩa là việc chính phủ các nước đang dự trữ nhiều liều vắc xin phòng trường hợp thiếu hụt sẽ không còn cần thiết nữa”, ông Cueni cho biết.IFPMA nói tính đến giữa năm 2022, thế giới có thể có tới 24 tỉ liều vắc xin, tức lớn hơn nhiều so với nhu cầu tiêm chủng cho dân số toàn cầu.Ông Albert Bourla – đứng đầu công ty dược Pfizer (Mỹ) – khẳng định giá thành vắc xin không phải là vấn đề. Ông Bourla cho biết công ty sẽ điều chỉnh giá vắc xin tùy theo sức mạnh của nền kinh tế mỗi nước.Trong khi đó, ông Paul Stoffels – giám đốc khoa học của hãng dược Johnson & Johnson (Mỹ) – nói việc dỡ bỏ bằng sáng chế cũng không phải là vấn đề hiện nay.”Hiện nay, tất cả là nằm tối ưu hóa năng lực sản xuất vắc xin của những công ty biết cách sản xuất chúng”, ông Stoffels cho biết.”Nếu chúng tôi mất 18 tháng để nâng cấp năng lực sản xuất ở các nhà máy hiện có. Những công ty khác sẽ phải mất thời gian nhiều hơn và điều đó không giúp ích cho việc sản xuất”, ông Stoffels nói thêm.
[ad_2]