Khi nào có vắc xin ngừa COVID-19 cho trẻ em?
[ad_1]
Trẻ em và người lớn F0 được đưa đi cách ly điều trị tại Bệnh viện dã chiến 12, TP Thủ Đức (TP.HCM) – Ảnh: TỰ TRUNGTrước đó, TP.HCM cũng có đề nghị tìm nguồn vắc xin để trẻ có thể đến trường từ học kỳ 2 tới đây.Trong văn bản mới đây phúc đáp yêu cầu này, Bộ Y tế cũng cho biết đang tích cực tìm nguồn vắc xin. Nhưng thời điểm hiện nay khi vắc xin còn hạn chế, mới tập trung tiêm chủng cho nhóm ưu tiên theo nghị quyết 21 và người từ 18 tuổi trở lên. Khi có vắc xin, Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn mới.9 triệu trẻ sẽ được tiêm trong tháng 10?Theo thông tin của Tuổi Trẻ, từ giữa năm Bộ Y tế đã có cuộc họp với nhà sản xuất vắc xin Pfizer – vắc xin có chỉ định sử dụng tiêm chủng cho trẻ 12 – 17 tuổi. Sau cuộc họp này, Bộ Y tế đã đạt được thỏa thuận Pfizer bán thêm cho Việt Nam trên 20 triệu liều Pfizer dành cho nhóm trẻ này (ngoài hợp đồng mua 31 triệu liều trước đó). Hiện Việt Nam có 9 triệu trẻ 12 – 17 tuổi, nên vắc xin đã có thỏa thuận đủ sử dụng tiêm ngừa cho các cháu.Cho đến nay các thủ tục để nhập khẩu lô vắc xin này như giấy phép khẩn cấp bổ sung, văn bản của Chính phủ cho phép mua sắm trong điều kiện đặc biệt đều đã sẵn sàng. Việc vận chuyển vắc xin cũng đã có thông báo trong 3 tháng cuối năm sẽ có khoảng 48 triệu liều vắc xin Pfizer về Việt Nam, trong đó tháng 10 là 12 triệu liều, tháng 11 và 12 khoảng 36 triệu liều. Như vậy, 9 triệu trẻ 12 – 17 tuổi sẽ được thu xếp tiêm chủng sớm nhất từ khoảng tháng 10 tới, nếu chậm hơn cũng sẽ là khoảng tháng 11 – 12 tới.Tuy nhiên nếu càng được tiêm sớm, trẻ càng sớm được đến trường, nhất là tại các tỉnh thành đang có kế hoạch triển khai chương trình “công dân vắc xin”. TP.HCM hiện cũng có kế hoạch tiêm sớm cho trẻ em nếu có nguồn vắc xin. Nhiều tỉnh thành khác cũng có kế hoạch tương tự. Với 9 triệu trẻ, nếu dồn lực cả nước có thể hoàn tất tiêm cho các cháu trong vòng 1 tháng, trong khi vẫn giữ tốc độ tiêm chủng như hiện nay.TP.HCM đề nghị tiêm cho hơn 642.000 học sinhTại TP.HCM, ngày 31-8 Sở GD-ĐT TP.HCM có tờ trình đề nghị UBND TP có kế hoạch tổ chức tiêm vắc xin mũi 1 và mũi 2 cho học sinh 12 – 18 tuổi với nguồn vắc xin phù hợp. Việc tiêm vắc xin cần tổ chức trước khi kết thúc học kỳ 1, để học sinh có thể đến trường học tập trực tiếp vào học kỳ 2. Số lượng đề xuất tiêm vắc xin là hơn 642.000 học sinh.Theo PGS Đỗ Văn Dũng – trưởng khoa y tế công cộng Trường ĐH Y dược TP.HCM, hiện nay các loại vắc xin phòng COVID-19 chưa được thử nghiệm đầy đủ ở trẻ em. Đối với trẻ em nói chung, nếu không mắc bệnh nền hay béo phì thì ít nguy cơ diễn tiến bệnh nặng khi mắc COVID-19. Do đó rất cần tiêm vắc xin cho trẻ em mắc bệnh nền, béo phì.Ông Dũng cho biết thêm đến nay đã có một số quốc gia tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em nhằm đẩy tỉ lệ tiêm chủng cao hơn, từ đó giúp bảo vệ người lớn tuổi vì họ không chịu tiêm. Những quốc gia nào đã tiêm cho người lớn tuổi thì điều này tốt hơn vì sẽ tạo “hàng rào miễn dịch cộng đồng”, một khi họ không nhiễm thì trẻ em cũng không nhiễm.Ở nước ta hiện đã và đang tiêm cho người trưởng thành và người lớn tuổi, điều này có thể giúp bảo vệ được trẻ em thông qua miễn dịch quần thể dù trẻ không tiêm. Nếu đã tiêm đủ cho người trưởng thành nhưng trẻ em vẫn có nguy có mắc bệnh thì lúc này việc đánh giá lợi ích – nguy cơ của tiêm chủng cho trẻ em là cần thiết để điều chỉnh chiến lược tiêm chủng.Nhu cầu chính đáng ở trẻ emNhu cầu đến trường học bình thường là nhu cầu chính đáng của trẻ và tất cả mọi gia đình. Nhưng trong tình hình hiện nay, chỉ khi trẻ được tiêm vắc xin và Việt Nam có miễn dịch cộng đồng thì nhu cầu này mới có thể được đáp ứng.32% thiếu niên ở Mỹ tiêm xong mũi 2Theo bà Trần Thu Nguyệt – Vụ Truyền thông và thi đua khen thưởng (Bộ Y tế), trong các đợt dịch trước đây số lượng trẻ mắc COVID-19 thấp, hầu hết không biểu hiện triệu chứng và mức độ nhẹ. Tuy nhiên, gần đây 1 số quốc gia ghi nhận tỉ lệ này gia tăng cao. Tại Indonesia, vào tháng 6-2021 có 12% bệnh nhân COVID-19 ở nước này là trẻ em, đến tháng 8 tỉ lệ này là 15%.Thống kế của CDC Mỹ cho hay lượng trẻ 12 – 17 tuổi nhập viện do mắc COVID-19 và chưa tiêm vắc xin nhập viện cao gấp 10 lần nhóm đã tiêm. Đến hết tháng 7 đã có 32% thiếu niên 12 – 17 tuổi ở Mỹ hoàn thành 2 mũi tiêm. Tình hình này cũng tương tự ở Anh, Canada, Đan Mạch, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Đức, Ba Lan…L.AnhCần sớm có vắc xin cho trẻ emÔng Đặng Hoa Nam – cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động – thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) – cho biết cả nước có gần 40.000 trẻ em là F0, F1 (tính hết ngày 31-8), riêng TP.HCM là khoảng 2.500 trẻ. Thực tế TP.HCM có 7/39 cơ sở nuôi dưỡng trẻ ngoài công lập có trẻ em và người chăm sóc là F0 với gần 150 trẻ, đặc biệt nhiều em trong số này sức khỏe yếu, khuyết tật, mắc bệnh nền. Do vậy, ông Nam đề xuất nghiên cứu, sản xuất vắc xin ngừa COVID-19 cho trẻ và người dưới 18 tuổi.Bà Nguyễn Thị Thanh Ngọc (Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế) nhấn mạnh bộ này đã tiêm vắc xin cho cán bộ, nhân viên y tế, cha mẹ các em trong khu cách ly và hướng dẫn tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai trên 13 tuần. Sắp tới, Bộ Y tế sẽ ưu tiên tiêm vắc xin cho trẻ em dưới 18 tuổi từ nguồn viện trợ quốc tế, đặc biệt là các “điểm nóng” nhiều ca tử vong như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai…Theo TS Annie Chu, chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, trẻ dưới 18 tuổi chiếm khoảng 8,5% tổng số trường hợp được báo cáo có tỉ lệ tử vong tương đối thấp so với các nhóm tuổi khác và bệnh thường ở mức độ nhẹ. Ngoài ra, vắc xin được phát triển, thử nghiệm và cấp phép sử dụng khẩn cấp ở người lớn trước thay vì trẻ em. Nguyên nhân là do COVID-19 nguy hiểm và nghiêm trọng hơn ở những người lớn tuổi. Hiện vắc xin cho trẻ em đang tiếp tục được nghiên cứu.Tháng 7-2021, nhóm cố vấn chiến lược của WHO về tiêm chủng (SAGE) đã kết luận rằng vắc xin Pfizer-BioNTech phù hợp cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Tuy vậy, WHO khuyến nghị chỉ sử dụng Pfizer-BioNTech cho trẻ 12 – 15 tuổi khi đạt tỉ lệ bao phủ vắc xin cao với hai liều như trong lộ trình ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19.TS Chu cho hay hiện chưa có dữ liệu về hiệu quả và độ an toàn của vắc xin cho trẻ dưới 12 tuổi nên WHO khuyến cáo là chưa nên tiêm chủng. “Điều quan trọng vẫn là chúng ta phải dạy trẻ các biện pháp phòng ngừa COVID-19 như giữ khoảng cách an toàn, không tập trung đông người, đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay thường xuyên, ở nơi khoáng khí…”, TS Annie Chu nói.Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà đề nghị TP.HCM lập các cơ sở thu dung trẻ em lang thang cơ nhỡ, tránh nhiễm và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng – Ảnh: HÀ QUÂNThứ trưởng Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh Bộ LĐ-TB&XH cùng các bên liên quan sớm xây dựng, đề xuất phương án đề nghị viện trợ, nhập khẩu, nghiên cứu, sản xuất vắc xin để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ trương, kế hoạch tiêm chủng phòng COVID-19 cho trẻ em và người dưới 18 tuổi. Nếu có vắc xin ngừa COVID-19 cho trẻ em thì trẻ trong các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em tập trung và học sinh tại “điểm nóng” COVID-19 sẽ được ưu tiên.Qua ý kiến của các tổ chức quốc tế, địa phương và các bộ liên quan, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh các biện pháp bảo vệ trẻ em trong đại dịch COVID-19 như ưu tiên điều trị, chăm sóc trẻ F0, F1; cung ứng thuốc, gói an sinh cho gia đình có trẻ em F0, F1; lồng ghép chương trình phòng chống xâm hại, bạo lực kể cả trong việc học trực tuyến…Việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin ngừa COVID-19 cho trẻ em được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước nhấn mạnh trong Hội nghị đánh giá và triển khai giải pháp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong đại dịch COVID-19 diễn ra ngày 8-9.HÀ QUÂN
[ad_2]