Lao động di cư Việt Nam ở nước ngoài gặp khó khăn trong chăm sóc sức khỏe

[ad_1]

Bà Mihyung Park, trưởng phái đoàn Di cư quốc tế tại Việt Nam, phát biểu khai mạc hội thảo – Ảnh: BTCĐó là một trong những kết quả nghiên cứu được đưa ra trong chương trình Hội thảo triển khai thỏa thuận toàn cầu về di cư và chương trình sức khỏe người di cư Việt Nam, Bộ Y tế tổ chức với sự phối hợp của Phái đoàn Di cư quốc tế tại Việt Nam, Tổ chức Y tế thế giới diễn ra ngày 25-11 tại Hà Nội.Tại hội thảo, bà Mihyung Park, trưởng phái đoàn Di cư quốc tế tại Việt Nam, chia sẻ: “Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự lấy sức khỏe người di cư làm ưu tiên xuyên suốt với việc đề cập đến vấn đề sức khỏe và tiếp cận với hệ thống chăm sóc sức khỏe trong một số mục tiêu thỏa thuận.Chúng ta cần đẩy mạnh nghiên cứu khảo sát một cách kịp thời để đưa ra những giải pháp chăm sóc sức khỏe cho người di cư trong những biến cố đại dịch như đại dịch COVID-19 vừa qua”.Trước đó, tháng 5-2021, Bộ Y tế đã thành lập nhóm kỹ thuật sức khỏe người di cư Việt Nam với sự tham gia của các bộ, ban ngành, các cơ quan của Liên Hiệp Quốc với mục tiêu chính là xây dựng chính sách, dự án liên quan đến sức khỏe người di cư lĩnh vực y tế và dân số.Theo khảo sát về tiếp cận thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người Việt Nam ở nước ngoài trong thời kỳ đại dịch COVID-19 của TS Aiko Kaji, BS.ThS Trần Thị Tuyết Lương, TS Nguyễn Trang trình bày tại hội thảo cho thấy người di cư Việt Nam tại Nhật Bản, Hàn Quốc đang gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc sức khỏe.Trong đó khó khăn lớn nhất là ngôn ngữ, thiếu kiến thức về quyền lợi của bảo hiểm y tế khi xét nghiệm và điều trị COVID-19, chi phí xét nghiệm và điều trị COVID-19 cao, thiếu hợp đồng lao động chính thức, thiếu phản hồi từ Đại sứ quán Việt Nam tại nước đến, nguồn thông tin chính thống bị hạn chế.Qua đó, kiến nghị người sử dụng lao động hỗ trợ phúc lợi xã hội cho người lao động nhập cư, chính phủ các nước xem xét thực hiện chính sách linh hoạt cho người lao động nhập cư, các công ty và dịch vụ môi giới cần chuẩn bị tốt hơn cho những người lao động nhập cư về ngôn ngữ, kỹ năng thích ứng xã hội, kỹ năng tìm kiếm thông tin…Theo nghiên cứu Di cư và sức khỏe người di cư Việt Nam của GS.TS Nguyễn Đình Cử, khoảng 5 năm trở lại đây, dòng người Việt Nam di cư ra nước ngoài theo diện đầu tư ngày càng nhiều, người di cư đa số có độ tuổi 20-39, chủ yếu là nữ với tỉ lệ khoảng 55%.Trong đó, sức khỏe người di cư trong nước chịu nhiều rủi do hơn người không di cư do sống ở nơi có mật độ cao, dễ lây truyền dịch bệnh. Người di cư kết hôn muộn dẫn đến quan hệ tình dục không được bảo vệ. Bên cạnh đó, người di cư thiếu thông tin về môi trường mới, chưa có hộ khẩu, chưa có bảo hiểm y tế…Ông Cử kiến nghị Nhà nước sớm có chương trình bảo vệ chăm sóc sức khỏe người di cư để tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, xóa đói, giảm nghèo…Hội thảo đã lắng nghe nhiều nghiên cứu, khảo sát và kiến nghị của các đơn vị đóng góp để triển khai thỏa thuận toàn cầu về di cư và chương trình sức khỏe người di cư của Việt Nam hiệu quả. 

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post Vụ tai biến vắc xin 2 người chết: Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn giao Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu
Next post Tin sáng 25-11: Ca nhiễm và tử vong cả nước tăng, 5 công ty xin sản xuất thuốc kháng virus