Lười đánh răng, súc họng khiến COVID-19 nặng lên?

[ad_1]

Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa việc chăm sóc răng miệng và sự tiến triển của COVID-19 – Ảnh minh họa: ReutersHai nhà khoa học bàn về ý tưởng có vẻ “lạ lùng” trên là chuyên gia nghiên cứu cấp cao Sim K. Singhrao và chuyên gia răng miệng Alice Harding tại Đại học Central Lancashire (Anh).Trong bài viết đăng tải trên Channel News Asia ngày 22-11, hai chuyên gia này cho biết ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy lười chăm sóc răng miệng có thể nâng cao rủi ro khi mắc COVID-19.Bài viết cho biết các bệnh nhân COVID-19 bị bệnh về nướu có khả năng phải nằm phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) cao gấp 3,5 lần so với bệnh nhân bình thường. Nguy cơ họ phải thở máy cũng cao hơn 4,5 lần và khả năng tử vong vì COVID-19 cũng cao gấp 9 lần.Dù các số liệu này có vẻ gây sốc, các chuyên gia chỉ ra rằng mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng và COVID-19 sẽ dễ hiểu hơn nếu cân nhắc mối tương quan giữa vệ sinh răng miệng với các loại bệnh khác.Vệ sinh răng miệng không tốt trong thời gian dài, dẫn đến chứng loạn khuẩn, tức tình trạng mất cân bằng vi khuẩn trong khoang miệng.Một khi tình trạng này trầm trọng hơn, chúng có thể gây ra các bệnh về nướu, làm tiêu mòn các mô trong miệng và xâm nhập vào máu.Lúc đó, vi khuẩn có thể di chuyển khắp cơ thể, làm tăng mức độ viêm nhiễm, theo thời gian góp phần gây ra các bệnh mạn tính.Sức khỏe răng miệng kém được cho là có liên quan tới tình trạng sinh non, viêm khớp, bệnh thận, bệnh hô hấp và thậm chí một số bệnh thoái hóa thần kinh, bao gồm cả bệnh Alzheimer.Hai nhà khoa học lý giải, so với bệnh nhân nhẹ và trung bình, người bệnh COVID-19 nặng có thể mắc các bệnh nhiễm khuẩn và “bão cytokine” – một phản ứng miễn dịch quá mức đối với các kích thích đối với cơ thể từ bên ngoài.Những người có sức khỏe răng miệng kém thỉnh thoảng cũng mắc phải hai vấn đề này, nhưng ở mức nhẹ hơn.”Vệ sinh răng miệng kém đồng nghĩa với việc miệng có nhiều vi khuẩn xấu hơn. Chúng có thể dễ dàng đi vào đường thở và phổi, gây ra tình trạng bội nhiễm”, hai chuyên gia cho biết.Do vậy, nếu có cả SARS-CoV-2 và vi khuẩn miệng lưu thông trong máu, chúng có thể phối hợp, khiến hệ miễn dịch tấn công chính cơ thể người bệnh, dẫn đến hậu quả tồi tệ hơn.Cả hai nhà khoa học trên cũng lưu ý rằng đây vẫn chỉ là suy đoán, có thể vi khuẩn trong miệng và COVID-19 có cách kết hợp khác để đẩy tình trạng bệnh trầm trọng hơn. CEO BioNTech: Cần tiêm nhắc lại vắc xin COVID-19 hằng năm TTO – Trả lời báo Bild (Đức) hôm 21-11, ông Ugur Sahin, giám đốc điều hành BioNTech, cho biết mọi người trên khắp thế giới sẽ cần tiêm vắc xin ngừa COVID-19 mỗi năm một lần, ít nhất là đối với vắc xin Hãng Pfizer-BioNTech.

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức phải trả lại tiền tỉ thu sai quy định nhiều năm
Next post Hà Nội phong tỏa công ty có 12 F0