Mỗi ngày TP.HCM có khoảng 300 bệnh nhân đột quỵ, số người trẻ mắc bệnh tăng nhanh

[ad_1]

TS.BS Trần Chí Cường cung cấp thông tin tại hội thảo – Ảnh: S.VÂNThông tin này được TS.BS Trần Chí Cường – giám đốc Bệnh viện S.I.S Cần Thơ – cho biết tại hội thảo “Bảo vệ sức khỏe, thích ứng an toàn với dịch COVID-19” được tổ chức tại TP.HCM vào ngày 24-11.Theo thống kê, trên thế giới hằng năm có khoảng 15 triệu người đột quỵ, trong đó Việt Nam có 200.000 ca. Trung bình mỗi 45 giây có 1 người bị đột quỵ và mỗi 3 phút có một người tử vong. Tỉ lệ tử vong do đột quỵ ở Việt Nam cao hơn thế giới. Đặc biệt, số liệu thống kê cho thấy mỗi ngày TP.HCM có khoảng 300 bệnh nhân đột quỵ, số người trẻ mắc bệnh tăng nhanh.Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế đứng hàng thứ nhất trong tất cả bệnh. Trung bình hằng năm tại khu vực miền Tây, Bệnh viện S.I.S Cần Thơ điều trị cho trên 25.000 bệnh nhân, như vậy mỗi ngày phải cấp cứu 20-30 bệnh nhân. Nguyên nhân có thể là do thời gian dài không tái khám, áp lực, hoặc do lo lắng làm huyết áp tăng.Số lượng bệnh nhân đột quỵ trẻ gia tăng rất nhanh. Hiện nay bệnh nhân đột quỵ dưới 40 tuổi đã chiếm 5% trong số bệnh nhân đột quỵ. Nếu bỏ qua việc điều trị đột quỵ vì COVID-19, số lượng tử vong sẽ tăng cao trong tương lai.Theo TS Trần Chí Cường, để phòng chống đột quỵ, người dân cần hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia. Khi có các triệu chứng của đột quỵ, cần liên hệ ngay với các bệnh viện có khả năng cấp cứu đột quỵ gần nhất để được xử lý kịp thời. Làm sao để phòng tránh đột quỵ mùa lạnh cuối năm Vào cuối năm, thời tiết thay đổi, lạnh đột ngột làm cho các mạch máu co lại, dẫn tới tăng huyết áp, gây xuất huyết não. Trời lạnh nhiều người thường ít vận động, dẫn tới tăng cân cũng là yếu tố làm tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ.

[ad_2]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Previous post WHO đưa ra kế hoạch ‘lật ngược tình thế’ để cứu nước nghèo trước dịch COVID-19
Next post Phú Yên: Tạm dừng dạy học trực tiếp điểm trường có học sinh nghi mắc COVID-19